CẨM NANG DU HỌC ĐÀI LOAN TOÀN TẬP
LỜI GIỚI THIỆU
Từ năm 2016, Đài Loan đã thực hiện chính sách hướng Nam mới, xoay trục hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những đối tác chính của chính sách này. Theo đó, cùng với thương mại, hợp tác phát triển trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo trở thành nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Đài Loan. Những thành tựu đạt được trong giáo dục - đào tạo giữa hai bên từ 2016 đến nay đã bước đầu cho thấy tính hiệu quả của những nỗ lực hợp tác giữa hai chính quyền, quan hệ giữa Việt Nam – Đài Loan kể từ khi chính quyền Thái Anh Văn thực thi chính sách hướng Nam mới, đi sâu phân tích những tác động từ sự hợp tác giữa hai bên trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
Đài Loan là nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam và luôn đứng trong số 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại đây. Bên cạnh sự tăng cường hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, chính quyền Đài Loan cũng muốn đẩy mạnh tăng cường các chương trình hợp tác giáo dục - đào tạo với Việt Nam. Với mục tiêu khuyến khích những học sinh, sinh viên ưu tú Việt Nam sang học tại Đài Loan, nhất là từ sau khi NSP được triển khai, chính quyền và các trường đại học Đài Loan đã cung cấp các suất học bổng hấp dẫn, tương đương 40% hoặc lên đến 70% học phí, thậm chí là học bổng du học Đài Loan 100%.
Nói đến du học Đài Loan, trước khi có hệ VHVL và hệ chuyên ban quốc tế, chúng ta chỉ biết đến du học Đài Loan tồn tại có hai hệ là hệ du học tự túc và du học ngôn ngữ. Tuy nhiên từ kỳ mùa xuân năm 2017 thì có hệ VHVL với yêu cầu thấp, không bắt buộc chứng chỉ và phỏng vấn ở văn phòng Đài Bắc nên số lượng du học sinh tham gia chương trình hệ VHVL cũng như hệ 1+4 đã chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thành du học sinh Đài Loan hàng năm. Tuy nhiên hệ ngôn ngữ cũng như hệ tự túc vẫn còn nhiều học sinh thích tham gia chương trình này.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong hoạt động tư vấn du học Đài Loan, DaiLoan.vn với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn du học Đài Loan, hàng năm đã tư vấn và tuyển sinh nhập học sang các trường Đại học Đài Loan với số lượng hàng nghìn sinh viên với đủ các hệ du học. Trong quá trình hợp tác trao đổi giáo dục, trao đổi học sinh, tuyển sinh tạo nguồn học sinh du học Đài loan giữa DaiLoan.vn và các trường Đại học Đài Loan, bên cạnh việc quản lý học tập, xin việc, quản lý sinh viên trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp Đài Loan, thì đối với các sinh viên mới nhập học, cũng như học sinh đang có dự định tham gia, hoặc đang theo học các lớp tiếng Trung của DaiLoan.vn cần có được các thông tin chi tiết hơn về đất nước con người đài loan, nền giáo dục đài loan, ưu thế của các trường đại học, cộng sống hàng ngày, tìm việc làm thêm cũng như những kỹ năng cần thiết cho một sinh viên du học Đài Loan là một tài liệu rất cần thiết. Đếp đáp ứng nhu cầu cần thiết về cuốn tài liệu cho học sinh du học Đài Loan và các cán bộ tuyển sinh du học Đài Loan của . Chúng tôi đã bỏ công tổng hợp từ kinh nghiệm thực tiễn, tham khảo các văn bản quy định, các tài liệu trên các trang mạng và đã hoàn thành cuốn “Cẩm nang Du học Đài Loan Toàn tập” này.
Để cuốn tài liệu này được hoàn thành tôi xin chân thành cảm ơn đến những cán bộ tuyển sinh tư vấn trong DaiLoan.vn, các đối tác trong và ngoài nước cung cấp những tài liệu, quy định trong lĩnh vực du học Đài Loan. Bên cạnh đó không thể thiếu lời cảm ơn đến gia đình vợ con của Cán bộ trong hệ thống DaiLoan.vn đã chia sẻ tạo điều kiện thời gian để chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này. Cuốn tài liệu “Cẩm nang Du học Đài Loan Toàn tập” đã hoàn thành tuy nhiên do thời gian và trình độ của tập thể DaiLoan.vn và của tác giả chính còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc lượng thứ, và luôn mong nhận được những ý kiến bổ sung của học sinh, sinh viên cán bộ tuyển sinh, đối tác trong và ngoài nước, để cuốn tài liệu này ngày càng được hoàn thiện hơn.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
Email: [email protected]
Website: https://dailoan.vn
Giới thiệu
1. Đất nước con người Đài Loan
1.1. Tự nhiên
Đài Loan nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương, giữa Nhật Bản và Philippines, mở rộng tới các quần đảo Bành Hồ (Penghu), Kim Môn (Kinmen) và Mã Tổ (Matsu) cũng như rất nhiều đảo nhỏ ngoài khơi khác. Tổng diện tích đảo Đài Loan và các đảo xung quanh là 36.197 km2. Với diện tích tương đương đất nước Hà Lan, nhưng dân số vào khoảng 23 triệu dân, Đài Loan là quốc gia có mật độ dân số cao so với 3/4 quốc gia trên thế giới. Đài Loan có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ. Những dãy núi với nhiều đỉnh cao trên 3.000m, trong đó bao gồm núi Ngọc Sơn (Yushan) – đỉnh núi cao nhất Đông Á – và những ngọn đồi nằm dưới chân núi với những cánh rừng phủ xanh chiếm hơn 1/2 diện tích Đài Loan. Hòn đảo xinh đẹp này còn có những ngọn núi lửa, các cao nguyên, vùng đồng bằng duyên hải, thung lũng. Quần đảo Điếu Ngư Đài (Diaoyutai) nằm ở phía đông bắc Đài Loan và một loạt các đảo nằm ở biển Nam Hải (biển Đông), bao gồm các quần đảo ở biển khơi đều là một phần vốn có của lãnh thổ Đài Loan Nằm trên dòng chảy đại dương ấm áp xa bờ biển phía đông của lục địa Châu Á, đặc trưng nổi bật của Đài Loan là một vùng khí hậu rộng lớn trải dài từ nhiệt đới cho đến ôn đới. Đặc điểm này, kết hợp với đất đai phì nhiêu, màu mỡ và lượng mưa lớn, đã biến hòn đảo trở thành thiên đường về nông nghiệp, trên thực tế có thể trồng và canh tác bất kỳ loại rau quả nào, đồng thời cũng biến hòn đảo thành một vùng đất kỳ thú của sự sáng tạo. Vào mùa đông, học sinh có thể ngắm tuyết rơi trên sườn núi Hợp Hoan (Hehuan) ở huyện Nam Đầu (Nantou), sau đó chỉ cần đi 200 km tới huyện Bình Đông (Pingtung) ngát hương để đắm mình trong làn nước biển, lặn ngắm rạn san hô ven theo mũi phía nam của hòn đảo. Trong khi đó, những đảo nhỏ hơn lại có những đặc trưng tự nhiên riêng, chẳng hạn như những cột đá bazan trên quần đảo Bành Hồ (Penghu) và những suối nước nóng dọc theo bờ biển Đảo Lục (Green) và đảo Quy Sơn (Guishan).
Độ quang phổ từ nhiệt đới đến ôn đới của các vùng khí hậu và dải địa hình đa dạng rộng lớn đã đem lại cho hòn đảo sự phong phú về hệ thực vật và động vật. Có khoảng 125 loài động vật có vú, 788 loài chim, 134 loài bò sát, 42 loài động vật lưỡng cư, 454 loài bướm và 3.265 loài cá cư trú tại Đài Loan. Hệ thực vật trên hòn đảo gồm 881 loài rêu, 4.875 loài thực vật hạt kín và 36 loại thực vật hạt trần.
Để bảo vệ hệ sinh thái của các loài động thực vật này, Chính phủ đã tiến hành lưu giữ khoảng 20% diện tích đảo làm những khu bảo tồn, bao gồm 9 công viên quốc gia và 1 công viên tự nhiên quốc gia, 22 khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái đặc biệt, 6 khu bảo tồn rừng, 20 nơi cư trú của động vật hoang dã và 37 môi trường sống của động vật hoang dã lớn. Một trong số những loài động vật nổi tiếng nhất của Đài Loan là cá hồi nước ngọt Đài Loan (Oncorhynchus masou formosanus). Người ta tin rằng, loài cá này mắc kẹt trong những vùng nước lạnh buốt trên núi cao ở khu vực miền trung Đài Loan trong suốt thời kỳ cuối của kỷ băng hà, khi mực nước biển xuống thấp kỷ lục và loài cá hồi này không thể di cư xuôi dòng hay ngược dòng giữa vùng nước ngọt và nước mặn. Để bảo vệ loài cá có nguy cơ tuyệt chủng này, một khu bảo tồn cá hồi nước ngọt Đài Loan đã được thiết lập ở phía thượng nguồn sông Đại Giáp (Dajia) trong công viên quốc gia Tuyết Bá (Shei-pa).
1.2. Con người
Có 16 dân tộc bản địa được công nhận chính thức tại Đài Loan. Hòn đảo này còn là ngôi nhà của hơn 530.000 dân di cư mới, trong đó đa phần đến từ Trung Quốc và Đông Nam Á.
Có thể mô tả Đài Loan là một xã hội người Hoa có người Hán chiếm ưu thế, với hơn 95% dân số có nguồn gốc người Hán. Tuy nhiên, thực tế còn phức tạp hơn nhiều so với hình dung tổng quát như vậy. Những làn sóng di cư liên tiếp của người Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ 17 với những nhóm nhỏ người thuộc các dân tộc khác nhau, có ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Ngày nay, tại Đài Loan, sự khác biệt giữa những nhóm người này đã bị xóa mờ nhờ những cuộc hôn nhân giao thoa trên diện rộng và việc sử dụng cùng một ngôn ngữ là tiếng Hoa phổ thông. Đài Loan là một xã hội đa văn hóa bao gồm các phân nhóm người Hán đa dạng, cũng như các dân tộc Malayo-Polynesia bản địa và người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới. Những năm gần đây, một làn sóng dân di cư mới từ Trung Quốc và Đông Nam Á tràn vào Đài Loan, hầu hết là thông qua hôn nhân. Hiện tại, số lượng dân di cư mới tại Đài Loan là hơn 530.000 người.
Sự đánh giá và công nhận di sản văn hóa của 16 bộ tộc nói tiếng Nam Đảo, chiếm chỉ khoảng hơn 2% dân số, đang ngày càng được coi trọng. Các tổ chức nhà nước và tư nhân đang nỗ lực khôi phục ngôn ngữ và văn hóa của các dân tộc bản địa bằng cách thực hiện kênh truyền hình tiếng dân tộc Đài Loan và thông qua Luật cơ bản về Dân tộc bản địa. Sự hội tụ và tương tác giữa các dòng chảy con người ở Đài Loan giúp hòn đảo này trở thành một xã hội cởi mở, luôn hướng tới tương lai, hợp nhất các yếu tố văn minh đa dạng từ khắp nơi trên thế giới thành một thực thể riêng biệt mà hài hòa.
1.3. Lịch sử
Người Hà Lan và Tây Ban Nha đã đến định cư ở Đài Loan từ đầu thế kỷ 17. Khoảng 1,2 triệu người đã di cư từ Trung Quốc sang Đài Loan cùng vào cuối thập niên 1940.
Năm 1912 tại Trung Quốc, vào thời điểm đó, Đài Loan đang nằm dưới sự cai trị của Nhật Bản theo Hiệp ước Shimonoseki năm 1895, theo đó triều đình nhà Thanh (Qing) nhượng lại Đài Loan cho Nhật Bản. Chính phủ Đài Loan bắt đầu thực thi quyền tài phán đối với Đài Loan vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng vào cuối Thế chiến thứ II. Chính phủ THDQ dời sang Đài Loan vào năm 1949 sau cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kể từ đó, Đài Loan tiếp tục thực thi quyền tài phán đối với hòn đảo chính Đài Loan cùng một loạt các đảo nhỏ xung quanh, khiến Đài Loan và Trung Quốc mỗi bên nằm dưới sự điều hành quản lý của một chính phủ khác nhau. Chính quyền Bắc Kinh chưa bao giờ thực thi được chủ quyền đối với Đài Loan và các đảo khác hiện đang nằm dưới sự quản lý của Đài Loan.
Dòng thời gian dưới đây tập trung vào lịch sử được ghi chép lại của Đài Loan được tính từ 400 năm trước, mặc dù nơi đây là quê hương của người Malayo-Polynesia trong nhiều thiên niên kỷ.
- Năm 1624: Công ty Đông Ấn của thương nhân Hà Lan thiết lập cơ sở tại phía tây nam Đài Loan, bắt đầu có sự chuyển đổi trong hoạt động sản xuất ngũ cốc của thổ dân, thuê các lao động người Trung Quốc làm việc trong các đồn điền trồng lúa và mía đường của họ.
- Năm 1626: Các nhà thám hiểm Tây Ban Nha thành lập cơ sở ở miền bắc Đài Loan nhưng đã bị người Hà Lan chiếm đóng vào năm 1642.
- Năm 1662: Trốn chạy khỏi cuộc chinh phạt người Mãn Châu thời nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc, những người trung thành với nhà Minh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công (Zheng Cheng-gong hay Koxinga) đã đánh đuổi người Hà Lan ra khỏi Đài Loan và lập ra chính quyền của mình trên hòn đảo
- Năm 1683: người trung thành với nhà Minh dưới sự lãnh đạo của Trịnh Thành Công (Zheng Cheng-gong hay Koxinga) đã đánh đuổi người Hà Lan ra khỏi Đài Loan và lập ra chính quyền của mình trên hòn đảo.
- Năm 1685: Tuyên bố Đài Loan là một tỉnh của vương triều nhà Thanh.
- Năm 1695: Tiếp theo thất bại trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ nhất (1894-1895), triều đình nhà Thanh ký Hiệp ước Shimonoseki, chuyển giao lại chủ quyền Đài Loan cho Nhật Bản. Nhật Bản cai trị hòn đảo cho đến năm 1945.
- Năm 1911: Cách mạng Trung Quốc lật đổ vương triều nhà Thanh và lập ra Đài Loan.
- Năm 1943: Trong Thế chiến thứ II, nhà lãnh đạo Đài Loan Tưởng Giới Thạch đã có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Franklin Rooservelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Cairo. Hội nghị kết thúc với Tuyên bố Cairo, trong đó nêu rõ “… Formosa (Đài Loan) và quần đảo Bành Hồ (the Penghu Islands) sẽ được khôi phục cho Đài Loan...
- Năm 1945: Đài Loan, Liên hợp Vương quốc Anh và Mỹ cùng ra Tuyên bố chung Potsdam, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện và thực thi Tuyên bố Cairo. Sau Thế chiến thứ II, đại diện Chính phủ Đài Loan chấp thuận sự đầu hàng của quân Nhật ở Đài Loan. Chủ tịch tỉnh Đài Loan là Trần Nghi (Chen Yi) gửi một bản ghi nhớ tới Tổng đốc Nhật Bản tại Đài Loan, trong đó có đoạn: “Với tư cách là Chủ tịch tỉnh Đài Loan của Đài Loan, …tôi khôi phục lại toàn bộ lãnh thổ, con người, hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa và tài sản hợp pháp của Đài Loan (bao gồm quần đảo Bành Hồ)”.
- Năm 1947: Hiến pháp Đài Loan được ban hành vào ngày 1 tháng 1 và dự kiến có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12. Vào tháng 3 và những tháng tiếp theo, quân đội Đài Loan được phái đến từ Trung Quốc đàn áp cuộc nổi dậy của nhiều cư dân Đài Loan trên quy mô lớn được châm ngòi bởi sự kiện ngày 28 tháng 2.
- Năm 1948: Khi cuộc nội chiến tại Trung Quốc giữa Quốc Dân Đảng - lãnh đạo chính phủ Đài Loan và Đảng Cộng sản Trung Quốc bùng nổ, các Điều khoản tạm thời có hiệu lực trong thời kỳ tổng động viên quốc gia để trấn áp Đảng Cộng sản được ban hành, vượt qua Hiến pháp Đài Loan và mở rộng rất lớn quyền lực của tổng thống. Từ đó bắt đầu thời kỳ Khủng bố Trắng kéo dài đến năm 1991 khi các Điều khoản tạm thời được dỡ bỏ.
- Năm 1949: Chính phủ Đài Loan dời tới Đài Loan với 1,2 triệu người đi theo từ Trung Quốc. Ngày 25 tháng 10, diễn ra trận chiến Cổ Ninh Đầu (Kuningtou) tại Kim Môn (Kinmen). Trong trận chiến này, lực lượng vũ trang Đài Loan đã đánh bại quân Cộng sản tại bờ biển phía tây bắc đảo này. Lệnh thiết quân luật được ban hành tại Đài Loan và tiếp tục có hiệu lực đến năm 1987.
- Năm 1952: Tiếp sau Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951 do Nhật Bản ký kết với với 48 quốc gia Đồng minh đại diện cho Liên Hợp Quốc, Hiệp ước Hòa bình được ký kết giữa Đài Loan và Nhật Bản tại Nhà khách Đài Bắc chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai bên và công nhận: Theo Điều 2 của Hiệp ước San Francisco, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và yêu sách đối với Đài Loan (Formosa), Bành Hồ (Pescadores), cũng như Quần đảo Nam Sa (Spratly) và Quần đảo Tây Sa (Paracel). Tất cả các hiệp ước, công ước và hiệp định ký kết trước ngày 9 tháng 12 năm 1941 giữa Trung Quốc và Nhật Bản trở nên vô hiệu sau khi chiến tranh kết thúc.
- Năm 1954: Hiệp ước quốc phòng giữa Đài Loan và Mỹ được ký kết tại Washington
- Năm 1958: Ngày 23 tháng 8 bắt đầu cuộc đấu pháo kéo dài hơn 40 ngày giữa quân đồn trú Đài Loan tại Kim Môn và lực lượng quân đội Trung Quốc.
- Năm 1966: Khu chế xuất đầu tiên được xây dựng ở thành phố Cao Hùng (Kaohsiung City), miền nam Đài Loan. Sự ra đời của những khu công nghiệp như vậy thúc đẩy Đài Loan trở thành một quốc gia phát triển và là kiểu mẫu cho các quốc gia khác noi theo.
- Năm 1968: Hệ thống giáo dục bắt buộc 9 năm ra đời vào thời điểm khi chỉ có không đến 9 quốc gia trên toàn cầu có hệ thống giáo dục bắt buộc với thời gian tương tự hoặc dài hơn.
- Năm 1971: Ngày 25 tháng 10, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 2758, công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại các tổ chức toàn cầu. Đài Loan rút khỏi Liên Hợp Quốc.
- Năm 1979: Các nhà hoạt động dân chủ biểu tình tại Cao Hùng (Kaohsiung) bị bắt giữ và bỏ tù sau hoạt động được biết đến với tên gọi Sự kiện Cao Hùng, sự kiện dẫn tới sự hình thành và phát triển của Đảng Dân Tiến vào năm 1986.
- Năm 1987: Chấm dứt lệnh Thiết quân luật vốn có hiệu lực từ năm 1949. Dỡ bỏ lệnh cấm thành lập các đảng phái chính trị mới và các ấn phẩm báo chí. Mức độ dân chủ hóa được nâng cao. Trao đổi giữa hai bờ eo biển được bắt đầu.
- Năm 1991: Các Điều khoản tạm thời có hiệu lực trong thời kỳ tổng động viên quốc gia để đàn áp quân Cộng sản bị bãi bỏ. Một cuộc bầu cử lại toàn bộ đại biểu Quốc hội, bao gồm các thành viên của Viện Lập pháp và Quốc dân đại hội, diễn ra từ năm 1991 đến năm 1992, đại diện cho toàn bộ người dân Đài Loan. Từ năm 1991 cho đến năm 2005, Hiến pháp Đài Loan đã trải qua 7 lần sửa đổi. Đài Loan trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
- Năm 1992: Đại diện chính phủ từ hai bờ eo biển Đài Loan gặp nhau lần đầu tiên tại Hồng Kông. Thông qua liên lạc và trao đổi sau đó, hai bên đã đạt được những nhận thức chung và hiểu biết chung.
- Năm 1995: Chương trình bảo hiểm y tế quốc gia bắt đầu được thực hiện.
- Năm 1996: Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử. Ông Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) và người đồng hành Liên Chiến (Lien Chan) của Quốc Dân Đảng (KMT) giành được 54% phiếu bầu.
- Năm 2000: Ông Trần Thủy Biển (Chen Shui-bian) và bà Lã Tú Liên (Annette Hsiu-lien Lu) thuộc Đảng Dân Tiến (DPP) đắc cử Tổng thống và Phó tổng thống, chấm dứt hơn 50 năm Quốc Dân Đảng (KMT) nắm giữ quyền lực, đánh dấu cuộc chuyển giao đầu tiên giữa các đảng phái chính trị về quyền lực hành pháp của Chính phủ Đài Loan tại Đài Loan.
- Năm 2002: Đài Loan trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO
- Năm 2003: Viện Lập pháp thông qua Đạo luật Trưng cầu dân ý, tạo nền tảng pháp lý để công dân được bỏ phiếu trực tiếp về các vấn đề quan trọng của địa phương hoặc quốc gia.
- Năm 2004: Cuộc trưng cầu dân ý quốc gia đầu tiên được tổ chức đồng thời với cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp lần thứ 3. Trong lần này, ông Trần Thủy Biển và bà Lã Tú Liên tái đắc cử Tổng thống và Phó tổng thống với tỷ lệ phiếu bầu nhỉnh hơn đảng đối lập một chút. Viện Lập pháp thông qua dự thảo sửa đổi hiến pháp, giảm một nửa số ghế ủy viên từ 225 ghế xuống còn 113 ghế và giới thiệu hệ thống bầu cử lập pháp theo cơ chế “một địa điểm bầu cử, hai phiếu bầu”.
- Năm 2008: Ông Mã Anh Cửu (Ma Ying–jeou) và ông Tiêu Vạn Trường (Vincent C. Siew) của Quốc Dân Đảng (KMT) đắc cử Tổng thống và Phó tổng thống Đài Loan với 58% số phiếu ủng hộ, đánh dấu cuộc chuyển giao lần thứ hai giữa các đảng phái chính trị về quyền lực hành pháp của Chính phủ Đài Loan tại Đài Loan.
- Năm 2009: Đài Loan tham dự Đại hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên, đánh dấu lần tham gia đầu tiên vào một hoạt động của Liên Hợp Quốc kể từ khi rời khỏi tổ chức này năm 1971. Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) ký văn bản phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.
- Năm 2010: Đài Loan đặt bút ký Hiệp định khung Hợp tác Kinh tế giữa Hai bờ eo biển (ECFA) với Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bờ eo biển Đài Loan.
- Năm 2011: Kỷ niệm 100 năm Quốc khánh Đài Loan tại Đài Loan.
- Năm 2012: Tổng thống đương nhiệm Mã Anh Cửu (Ma Ying jeou) và người đồng hành tranh cử mới Ngô Đôn Nghĩa (Wu Den-yih), đại diện cho Quốc Dân Đảng (KMT) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống và phó tổng thống với tỷ lệ phiếu bầu 51,6%.
- Năm 2013: Đài Loan ký kết Hiệp định hợp tác kinh tế với New Zealand và Hiệp định đối tác kinh tế với Singapore. Đài Loan tham gia kỳ họp thứ 38 Đại hội Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế với tư cách là khách mời của Chủ tịch Ủy ban.
- Năm 2014: Ông Vương Úc Kỳ (Wang Yu-chi), Chủ nhiệm Ủy ban Đại lục có cuộc gặp chính thức với ông Trương Chí Quân, Chủ nhiệm Văn phòng các sự vụ Đài Loan của Trung Quốc vào tháng 2 tại Nam Kinh (Nanjing), đánh dấu sự liên lạc chính thức đầu tiên giữa những người đứng đầu cơ quan chính phủ phụ trách về quan hệ Hai bờ của mỗi bên. Những người biểu tình của phong trào Hoa Hướng Dương chiếm giữ Viện Lập pháp để phản đối và ngăn cản việc thông qua Hiệp định Thương mại Dịch vụ xuyên eo biển. Có 11.130 ứng cử viên được lựa chọn trên khắp cả nước vào 9 nhóm đại diện chính quyền địa phương trong các cuộc bầu cử địa phương được biết đến với tên gọi “9 trong 1”.
- Năm 2015: Tổng thống Mã Anh Cửu và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) có cuộc gặp tại Singapore vào tháng 11, đánh dấu cuộc gặp mặt đầu tiên của lãnh đạo cấp cao hai bên trong 66 năm. Đài Loan ký Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới và đệ trình văn kiện chấp nhận cho tổ chức này
- Năm 2016: Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), Chủ tịch Đảng Dân Tiến (DPP) và ông Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen) đắc cử Tổng thống và Phó tổng thống Đài Loan. Đảng Dân Tiến lần đầu tiên giành được quyền kiểm soát đa số trong Viện Lập pháp sau khi giành được 68 trong tổng số 113 ghế. Thay mặt chính phủ, Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) chính thức xin lỗi các dân tộc bản địa vì nỗi đau và sự ngược đãi mà họ phải chịu đựng trong nhiều thế kỷ.
- Năm 2017: Luật Phát triển ngôn ngữ Dân tộc nguyên trú được ban hành nhằm bảo tồn và phát huy ngôn ngữ của 16 dân tộc bản địa được chính thức công nhận ở Đài Loan. Đài Loan đăng cai Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới Đài Bắc 2017. Formosat-5, vệ tinh đầu tiên có độ phân giải siêu cao của Đài Loan đã được phóng lên vũ trụ để quan sát Trái Đất.
- Năm 2018: Ủy ban Tư pháp Chuyển tiếp của Đài Loan được thành lập ngày 31 tháng 5. Tổng thống Thái Anh Văn gửi lời xin lỗi đến các nạn nhân bị đàn áp chính trị trong thời kỳ Khủng bố Trắng, diễn ra từ năm 1949 đến năm 1991, sau quyết định của ủy ban về việc xóa án tích cho họ.
- Năm 2019: Luật đặc biệt hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới được thông qua, Đài Loan trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân LGBT
- Năm 2020: Bà Thái Anh Văn và người đồng hành tranh cử Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) của đảng cầm quyền DPP (Đảng Dân Tiến) đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 với 57,1% số phiếu bầu. Đảng Dân Tiến vẫn giữ được đa số ghế tại Viện Lập pháp.
1.4. Hệ thống chính trị
Tổng thống và Phó tổng thống Đài Loan được bầu trực tiếp sau mỗi 4 năm. Trong các cuộc bầu cử lập pháp của Đài Loan, mỗi cử tri sẽ bầu một phiếu cho ủy viên lập pháp địa phương và một phiếu cho ghế ủy viên lập pháp trung ương.
Hiến pháp Đài Loan được ban hành vào ngày 1 tháng 1 năm 1947, nhưng không thực thi được mục đích dự kiến là làm nền tảng cho sự lãnh đạo dân chủ và pháp quyền cho đến tận năm 1987, khi lệnh thiết quân luật được dỡ bỏ ở Đài Loan. Kể từ đó, Hiến pháp đã trải qua 7 lần sửa đổi, lần lượt vào các năm 1991, 1992, 1994, 1997, 1999, 2000 và 2005 để đưa Hiến pháp gần gũi hơn với điều kiện hiện tại của đất nước. Một trong những kết quả quan trọng của những lần sửa đổi Hiến pháp này là kể từ năm 1991, Chính phủ thừa nhận phạm vi quản lý chỉ mở rộng tới các vùng mà Chính phủ kiểm soát. Vì vậy, tổng thống và các ủy viên lập pháp, được bầu ra bởi và chỉ có trách nhiệm với những người dân ở những vùng đó mà thôi.
Theo Hiến pháp sửa đổi ban hành vào tháng 6 năm 2005, số ghế ủy viên trong Viện Lập pháp giảm xuống một nửa, từ 225 ghế xuống còn 113 ghế và nhiệm kỳ của ủy viên lập pháp tăng từ 3 năm lên 4 năm. Theo hệ thống bầu cử lập pháp mới, mỗi khu vực bầu cử sẽ chỉ bầu cho một ghế ủy viên. Mỗi cử tri được bầu 2 phiếu, một dành cho ủy viên địa phương và một dành cho ủy viên trung ương. Quyền phê chuẩn sửa đổi hiến pháp hiện tại được thực thi bởi công dân thông qua trưng cầu dân ý.
5 Cơ quan chính quyền của Đài Loan
Các cấp Chính phủ
Chính quyền trung ương bao gồm tổng thống và 5 cơ quan hoặc viện chính. Chính quyền địa phương hiện tại gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương, 13 huyện và 3 thành phố tự trị tương tự với phân cấp huyện. Bắt đầu từ năm 2014, cứ mỗi 4 năm, tất cả những người đứng đầu và đại diện của chính quyền địa phương sẽ được bầu chọn rộng rãi đồng thời tại tất cả các thành phố và huyện thị trên toàn Đài Loan. Ngoài ra, có 198 hương trấn và thành phố trực thuộc huyện, 170 quận - trong đó có sáu quận miền núi của dân tộc bản địa - ở các thành phố tự trị và thành phố trực thuộc trung ương.
Thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị hành chính cấp cao nhất chịu sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương. Các thành phố này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khu vực hàng đầu. Việc phân cấp như vậy sẽ giúp các đơn vị hành chính này có cơ hội tiếp cận với nguồn quỹ và cơ hội lớn hơn để thiết lập thêm các cơ quan và tuyển dụng nhiều cán bộ công chức hơn. Sáu thành phố trực thuộc trung ương tính theo quy mô dân số lần lượt là Tân Bắc (New Taipei), Đài Trung (Taichung), Cao Hùng (Kaohsiung), Đài Bắc (Taipei), Đào Viên (Taoyuan) và Đài Nam (Tainan).
Tổng thống và Thủ tướng
Tổng thống và Phó tổng thống được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và có thể được tái cử thêm một nhiệm kỳ nữa. Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và tổng chỉ huy lực lượng vũ trang, đại diện cho quốc gia trong các quan hệ ngoại giao và được trao quyền bổ nhiệm người đứng đầu của 4 cơ quan của chính phủ, bao gồm Thủ tướng - người đứng đầu Viện Hành chính tức là Nội các, đồng thời phải báo cáo định kỳ với Viện Lập pháp. Người đứng đầu các bộ, ủy ban và cơ quan thuộc Viện Hành chính được bổ nhiệm bởi Thủ tướng và hình thành nên Hội đồng Viện Hành chính. Để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính, Viện Hành chính hiện đang trải qua quá trình tái cơ cấu để giảm bớt số cơ quan trong Nội các từ 37 xuống còn 29.
Sau quá trình tái cơ cấu được bắt đầu vào đầu năm 2012, Viện Hành chính sẽ còn 14 bộ, 8 ủy ban, 3 cơ quan độc lập và 4 tổ chức khác. Theo Hiến pháp Đài Loan, bất kể việc Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng hay Thủ tướng bổ nhiệm các bộ trưởng đều phải thông qua phê chuẩn pháp lý.Việc Tổng thống bổ nhiệm các thành viên Viện Kiểm sát và Viện Khảo thí cũng như các thẩm phán Viện Tư pháp phải được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp. Các ủy viên lập pháp bầu ra người đứng đầu cơ quan lập pháp, tức là Viện trưởng Viện Lập pháp từ trong chính đội ngũ của họ.
Các đảng phái chính trị
Tổng thống đóng vai trò chính trong chức năng hoạt động tổng thể của chính phủ, thuật ngữ “Đảng cầm quyền” dùng để chỉ đảng phái chính trị nào nắm giữ Phủ Tổng thống. Quốc Dân Đảng nắm quyền tổng thống ở Đài Loan hơn 5 thập kỷ trước khi Đảng Dân Tiến giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào các năm 2000 và 2004. Quốc Dân Đảng giành lại quyền lực bằng chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và năm 2012. Đảng Dân Tiến giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2016 và năm 2020, đánh dấu cuộc chuyển giao quyền lực lần thứ 3 kể từ khi Đài Loan tiến hành dân chủ hóa. Trong cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 1 năm 2020, Đảng Dân Tiến đã giành được 54% số ghế trong Viện Lập pháp, trong khi Quốc Dân Đảng chỉ giành được 34% số ghế. Các chính đảng khác có sự hiện diện trong cơ quan lập pháp gồm Đảng Nhân dân Đài Loan (TPP), Đảng Lực lượng Thời đại (NTP) và Đảng Cơ Tiến Đài Loan (TSP).
1.5. Quan hệ ngoại giao
Hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ ưu tiên thực hiện miễn thị thực, cấp thị thực tại chỗ hoặc thị thực điện tử cho những người có hộ chiếu Đài Loan (Đài Loan). Đài Loan là quốc gia duy nhất nằm trong Chương trình Miễn thị thực của Mỹ, mà không phải là quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ.
Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, có lực lượng quốc phòng riêng và tiến hành quan hệ ngoại giao riêng của mình. Như Hiến pháp Đài Loan đã ghi, Đài Loan mong muốn “bồi đắp quan hệ láng giềng hữu hảo với các quốc gia khác, tôn trọng các công ước và hiến chương Liên Hợp Quốc… thúc đẩy hợp tác quốc tế, bảo vệ công lý quốc tế và bảo đảm hòa bình thế giới”. Mục tiêu tối cao trong chính sách ngoại giao là đảm bảo một môi trường thuận lợi vì bảo tồn quốc gia và phát triển lâu dài.
Chính phủ cam kết thực hiện chính sách ngoại giao kiên định, nhằm nâng cao sự hỗ trợ lẫn nhau để đạt lợi ích của các bên. Đài Loan sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác dài lâu với các nước đồng minh và các quốc gia có chung các giá trị tự do và dân chủ. Theo đó, trọng tâm đối ngoại sẽ chuyển từ cung cấp viện trợ nước ngoài sang đối thoại hai chiều, với các dự án hợp tác song phương có tính đến sự phát triển của các ngành nghề và thị trường.
Thực hiện “Chính sách hướng Nam mới” của Tổng thống Thái Anh Văn, Đài Loan đang cố gắng mở rộng trao đổi với 10 nước thành viên ASEAN, 6 nước Nam Á, Australia và New Zealand trong cách lĩnh vực: hợp tác kinh tế-thương mại, đào tạo nhân tài, chia sẻ nguồn lực, liên kết khu vực. Mục tiêu lâu dài là tạo ra mô hình hợp tác mới dựa trên lợi ích được chia sẻ. Đài Loan hiện có quan hệ ngoại giao với 15 quốc gia và quan hệ thực chất với nhiều quốc gia khác như Australia, Canada, các nước EU, Nhật Bản, New Zealand và Mỹ. Từ ngày 17 tháng 4 năm 2018 đến ngày 21 tháng 4 năm 2018, Tổng thống Thái Anh Văn đã đến thăm đồng minh ngoại giao – Vương quốc Eswatini để dự lễ kỷ niệm đánh dấu 50 năm độc lập của quốc gia châu Phi và 50 năm quan hệ hợp tác song phương. Từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 20 tháng 8 cùng năm, Tổng thống Thái Anh Văn đã lần lượt đến thăm các đồng minh Paraguay và Belize ở Nam Mỹ và Trung Mỹ. Trong chuyến đi này, bà đã tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Paraguay Mario Abdo Benitez và có các cuộc hội đàm song phương với nguyên thủ các quốc gia nói trên.
Từ ngày 21 tháng 3 năm 2019 đến ngày 28 tháng 3 năm 2019, Tổng thống Thái Anh Văn thực hiện chuyến thăm “Hành trình dân chủ đại dương” tới Palau, Nauru và Quần đảo Marshall, tiếp sau chuyến thăm đầu tiên của bà đến Quần đảo Marshall, Solomon và Tuvalu ở Thái Bình Dương vào tháng 10 năm 2017. Từ ngày 11 tháng 7 năm 2019 đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, Tổng thống Thái Anh Văn có chuyến công du “Tự do, dân chủ, bền vững” đến các đồng minh ở vùng biển Caribbean gồm Haiti, St. Kitts và Nevis, St. Vincent và Grenadines, St. Lucia. Chuyến thăm của Tổng thống cũng bao gồm các điểm dừng chân tại New York và Denver (Mỹ). Bình Dương vào tháng 10 năm 2017. Từ ngày 11 tháng 7 năm 2019 đến ngày 22 tháng 7 năm 2019, Tổng thống Thái Anh Văn có chuyến công du “Tự do, dân chủ, bền vững” đến các đồng minh ở vùng biển Caribbean gồm Haiti, St. Kitts và Nevis, St. Vincent và Grenadines, St. Lucia. Chuyến thăm của Tổng thống cũng bao gồm các điểm dừng chân tại New York và Denver (Mỹ). Đài Loan sẽ tham gia đóng góp với cộng đồng quốc tế một cách thực chất và chuyên nghiệp trên cơ sở duy trì chủ quyền và sự tôn nghiêm quốc gia, thúc đẩy phúc lợi của nhân dân, đồng thời cũng tiếp tục tìm kiếm sự tham gia trong các tổ chức liên chính phủ, các cơ chế liên quan đến phúc lợi và phát triển con người như Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế. Những nỗ lực này đã giành được sự ủng hộ vững chắc của các đồng minh ngoại giao và các nước có quan niệm tương đồng. Tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2020, đã có 170 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện chế độ ưu đãi miễn visa, visa tại cửa khẩu hoặc visa điện tử cho người có hộ chiếu Đài Loan (Đài Loan). Đài Loan cũng đã ký Thỏa thuận lao động kỳ nghỉ với 17 quốc gia.
Quan hệ lớn mạnh
Đáng chú ý là, trong số 38 quốc gia nằm trong Chương trình Miễn thị thực của Mỹ, Đài Loan là nước duy nhất không có quan hệ ngoại giao chính thức với Mỹ, điều đó thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa hai bên. Đạo luật quan hệ Đài Loan (TRA), được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979, luôn là nền tảng vững chắc cho mối quan hệ hợp tác Đài Loan - Mỹ dù thiếu vắng quan hệ ngoại giao chính thức. Mỹ đã nhiều lần nhắc lại các cam kết an ninh với Đài Loan theo TRA và “Sáu đảm bảo” (Six Assurances). Năm 2018, Đạo luật Du lịch Đài Loan đã được Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua và được Tổng thống Mỹ Donald J. Trump ký thành luật. Đạo luật này khuyến khích các chuyến thăm của quan chức các cấp hai nước nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của các cơ quan hành pháp và lập pháp Mỹ đối với Đài Loan. Năm 2020, Đạo luật Sáng kiến Bảo vệ và Tăng cường Đồng minh Quốc tế Đài Loan (TAIPEI Act) đã được Quốc hội Mỹ thông qua và được Tổng thống Trump ký thành luật, thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với các đồng minh ngoại giao của Đài Loan trên khắp thế giới và sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế. Đài Loan và Mỹ tiếp tục mở rộng phạm vi hợp tác giữa hai nước, quan hệ song phương đã phát triển thành hợp tác toàn cầu.
Đài Loan và Tòa Thánh Vatican có quan hệ ngoại giao lâu đời, có cam kết chung về tự do tôn giáo và cứu trợ nhân đạo. Đài Loan sẽ tiếp tục là đối tác không thể thiếu của Tòa Thánh và các quốc gia khác trong nỗ lực thúc đẩy tình yêu thương, lòng bác ái và hòa bình thế giới, phù hợp với các giá trị phổ quát của hòa bình, tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Tương tự, trên cơ sở chia sẻ các giá trị chung như dân chủ, tự do, nhân quyền và pháp quyền, Đài Loan và Liên minh châu Âu (EU) cùng với các nước châu Âu khác, đã phát triển hợp tác và trao đổi chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực. Ví dụ, Đài Loan và EU có quan hệ kinh tế và thương mại mạnh mẽ, EU là đối tác thương mại lớn thứ 5 và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Đài Loan. Ha bên đang tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực có triển vọng như năng lượng xanh, công nghệ mới và chuyển đổi kỹ thuật số. Đài Loan và EU cũng đang mở rộng hợp tác trong vấn đề nhân quyền. Thông qua chương trình Tham vấn Nhân quyền Đài Loan-EU được tổ chức hàng năm, hai bên đang làm việc cùng nhau về các chủ đề cùng quan tâm, bao gồm quyền bình đẳng giới, quyền LGBTI và quyền của lao động nhập cư. Ngày 10 tháng 4 năm 2013, Đài Loan ký kết thỏa thuận hợp tác ngư nghiệp với Nhật Bản sau 17 vòng đàm phán kể từ năm 1996, mở rộng phạm vi đánh bắt của các tàu cá Đài Loan ở vùng biển xung quanh Điếu Ngư Đài trên biển Hoa Đông. Mối quan hệ vững chắc giữa hai bên được nhấn mạnh bởi việc đổi tên văn phòng đại diện của Nhật Bản tại Đài Loan, từ tên gọi Hiệp hội trao đổi, Nhật Bản thành Hiệp hội Giao lưu Nhật Bản - Đài Loan vào tháng 1 năm 2017, đồng thời Hiệp hội Quan hệ Đông Á của Đài Loan cũng đổi tên là Hiệp hội Quan hệ Đài Loan - Nhật Bản vào tháng 5 năm 2017.
Đài Loan và Nhật Bản tổ chức cuộc họp thường niên lần thứ tư về các vấn đề hàng hải tại Đài Bắc vào ngày 2 tháng 12 năm 2019. Được tổ chức theo cơ chế đối thoại biển thành lập năm 2016, diễn đàn đã khám phá các cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau như thủy sản và nghiên cứu. Tháng 11 năm 2015, Đài Loan và Philippines ký kết Hiệp định tạo điều kiện hợp tác thực thi pháp luật trong các vấn đề về thủy sản để đảm bảo an toàn cho ngư dân hai bên. Ngày 19 tháng 7 năm 2016, Tổng thống Thái Anh Văn đã đưa ra bốn nguyên tắc và năm hành động liên quan đến vấn đề biển Nam Hải (biển Đông). Bốn nguyên tắc là: Thứ nhất, các tranh chấp ở biển Nam Hải nên được giải quyết một cách hòa bình theo luật pháp quốc tế và luật biển, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Thứ hai, Đài Loan nên được đưa vào các cơ chế đa phương nhằm giải quyết các tranh chấp. Thứ ba, các quốc gia có liên quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Cuối cùng, tranh chấp nên được giải quyết bằng cách gác sang một bên sự khác biệt và thúc đẩy phát triển chung. Thông qua các cuộc đàm phán được tiến hành trên cơ sở bình đẳng, Đài Loan sẵn sàng làm việc với tất cả các quốc gia liên quan để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở biển Nam Hải, đồng thời cùng nhau bảo tồn và phát triển các nguồn lực trong khu vực. Năm hành động bao gồm bảo vệ quyền đánh bắt cá, tham gia các cuộc tham vấn đa phương, thúc đẩy hợp tác khoa học, tăng cường đáp ứng nhân đạo và đào tạo các chuyên gia về luật biển. Chính phủ đang làm việc để biến đảo Thái Bình (Taiping) ở quần đảo Nam Sa (Spartly) thành cơ sở cung cấp và hỗ trợ nhân đạo ở biển Nam Hải. Kể từ khi nhận trách nhiệm duy trì sự hiện diện của Chính phủ trên đảo Thái Bình cũng như quần đảo Đông Sa (Pratas) vào năm 2000, Cơ quan Cảnh sát biển (CGA) thuộc Ủy ban Hải dương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ứng phó thảm họa, viện trợ nhân đạo và hỗ trợ các cá nhân ở trong và ngoài nước. CGA cam kết tăng cường hợp tác với đối tác là những nước láng giềng phù hợp với chính sách của Chính phủ, làm việc với tất cả các bên liên quan để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở biển Nam Hải.
Với diện tích 0,51 km2, đảo Thái Bình có thể duy trì sự sống của con người và có đời sống kinh tế riêng. Nó cũng đáp ứng các tiêu chí của một hòn đảo như định nghĩa tại Điều 121 của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), quy định toàn bộ quyền của Đài Loan gắn liền với lãnh hải, một khu vực tiếp giáp, một khu kinh tế độc quyền 200 hải lý và một thềm lục địa theo UNCLOS.
Hợp tác cùng có lợi
Là một công dân kiểu mẫu trong xã hội toàn cầu, Đài Loan sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động hỗ trợ nhân đạo và kiểm soát bệnh dịch, đồng thời tham gia tích cực vào các nỗ lực quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu, chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Hướng tới tương lai, Đài Loan sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác dài lâu với các nước đồng minh và các nước có quan niệm tương đồng thông qua thúc đẩy các hoạt động giao lưu cấp chính phủ, đầu tư kinh doanh và trao đổi con người, cùng làm việc với các đối tác trên toàn thế giới để khuyến khích và thúc đẩy các giá trị về hòa bình, tự do, dân chủ và quyền con người.
Phản ứng của Đài Loan trước đại dịch Covid-19 như thực hiện kiểm dịch bắt buộc, truy vết tiếp xúc bằng công nghệ cao và chia sẻ thông tin minh bạch, hiện đã được biết đến là hình mẫu Đài Loan trên toàn cầu. Thành công của Đài Loan đã mở ra cơ hội hợp tác chặt chẽ với các các nước có quan niệm tương đồng về việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin ngừa coronavirus thông qua Viện nghiên cứu Trung ương (AS) – cơ quan nghiên cứu hàng đầu quốc gia – đồng thời chia sẻ khẩu trang y tế, nhiệt kế đo trán, găng tay, kính bảo hộ, trang phục bảo hộ, bộ dụng cụ test nhanh và các thiết bị khác. Các thỏa thuận với các quốc gia trên thế giới về các khoản viện trợ và trao đổi vật tư y tế thiết yếu đã được phủ sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, giúp Đài Loan có thêm nhiều học sinh bè quốc tế.
Những thay đổi trong xã hội, tự do hóa kinh tế và chuyển đổi dân chủ ở Đài Loan đã tạo môi trường thuận lợi cho khối tư nhân và các tổ chức phi chính phủ phát triển mạnh mẽ. Xã hội dân sự ngày nay đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo quản trị tốt và cho phép Đài Loan phát huy quyền lực mềm của mình trên trường quốc tế. Các tổ chức phi chính phủ đã nâng cao vị thế Đài Loan bằng việc tham gia các dự án hợp tác quốc tế khác nhau phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững của LiênHợp Quốc.
1.6. Kinh tế
Năm 2019, Đài Loan là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 17 trên thế giới. Thực hiện Chính sách hướng Nam mới, Đài Loan đang tăng cường quan hệ toàn diện với 10 nước thành viên ASEAN, 6 nước Nam Á, Australia và New Zealand.
Đài Loan giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và là nước nằm trong tốp đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông của thế giới, đồng thời là nhà cung cấp hàng hóa chính trong lĩnh vực công nghiệp. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới, Đài Loan là nước xuất khẩu lớn thứ 17 và là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 17 trong năm 2019. Đài Loan cũng là một trong những nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất tính đến tháng 12 năm 2019. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Đài Loan đạt 25.909 USD vào năm 2019. Xét về GDP danh nghĩa, Đài Loan xếp hạng gần với Thụy Sĩ và Ba Lan, trong khi GDP bình quân đầu người của Đài Loan được biểu thị bằng sức mua tương đương với của Thụy Điển và Đan Mạch, đồng thời cao hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tăng trưởng thương mại
Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2009, nền kinh tế theo hướng xuất khẩu của Đài Loan phải chịu một cú sốc khác vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu yếu về các sản phẩm điện tử tiêu \dùng toàn cầu và giá dầu thô giảm. Nền kinh tế Đài Loan chỉ tăng trưởng 1,47%, tổng khối lượng thương mại giảm 13,3% trong năm 2015. Tình hình đã được cải thiện từ năm 2016, theo số liệu thống kê năm 2019, tổng thể xuất khẩu của Đài Loan giảm 1,44%, nhập khẩu tăng 0,32% và nền kinh tế tăng trưởng 2,71%. Trong khi tăng trưởng ở mức khiêm tốn do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, sản xuất trong nước được mở rộng bởi các công ty Đài Loan từ nước ngoài trở về đầu tư trong nước đã giúp hạn chế tỷ lệ sụt giảm. Tăng trưởng được phục hồi vào tháng 1 và tháng 2 năm 2020 với tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt tăng 6,4% và 5,3%, tổng giá trị thương mại tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo các báo cáo khảo sát thường niên về các nền kinh tế trên thế giới, trong đó bao gồm báo cáo được thực hiện bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổ chức đánh giá chỉ số rủi ro môi trường kinh doanh (BERI), Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế thuộc Tạp chí Economist (EIU), nhiều năm qua đã xếp Đài Loan vào trong số các nước hàng đầu về tăng trưởng dài hạn và phát triển công nghệ. Các kết quả công bố trong năm 2019-2020 không phải là ngoại lệ.
Tháng 7 năm 2013, Đài Loan đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế với New Zealand. Đây là thỏa thuận hợp tác đầu tiên mà Đài Loan ký kết với một thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Một hiệp định đối tác kinh tế cũng đã được ký kết với Singapore vào tháng 11 cùng năm, đánh dấu thỏa thuận đầu tiên của Đài Loan với một đối tác thương mại ở Đông Nam Á. Cả hai thỏa thuận đều vượt xa các yêu cầu của WTO.
Đài Loan cũng đã hoàn tất nghiên cứu về tính khả thi của Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế (ECA) với Indonesia và Ấn xộ, với kết quả nghiên cứu được công bố tại Jakarta vào tháng 12 năm 2012 và tại New Delhi vào tháng 9 năm 2013. Các bước tiến triển như Thỏa thuận Hợp tác Kinh tế với New Zealand, Hiệp định Đối tác Kinh tế với Singapore và các thỏa thuận hợp tác kinh tế khác được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Đài Loan tham gia vào các khối hội nhập kinh tế khu vực như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ASEAN (RCEP).
Tiếp cận phát triển
Từ tháng 5 năm 2016, Đài Loan đã áp dụng “Mô hình phát triển kinh tế mới”. Mô hình này nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua đẩy mạnh đổi mới, tăng cơ hội việc làm và đảm bảo phân phối lợi ích kinh tế một cách công bằng.
Với mô hình này, Đài Loan đang nỗ lực tăng cường sự kết nối với khu vực và toàn cầu thông qua các sáng kiến như “Chính sách hướng Nam mới”, nhằm đa dạng hóa thị trường quốc tế cho Đài Loan bằng cách mở rộng mối liên kết với các nước thành viên ASEAN cũng như với các quốc gia Nam Á, Australia và New Zealand. Đài Loan sẽ tiếp tục theo dõi sự phát triển của hội nhập kinh tế khu vực và tìm kiếm tất cả các cơ hội có thể cùng tham gia.
Để thúc đẩy đầu tư trong nước và nâng cao sức cạnh tranh của Đài Loan trên toàn cầu, mô hình phát triển kinh tế mới ưu tiên thúc đẩy chương trình Đổi mới ngành nghề 5+2. Đây là 5 lĩnh vực mới nổi và tăng trưởng cao, bao gồm công nghệ sinh học và dược phẩm, năng lượng xanh, quốc phòng, máy móc thông minh và Internet vạn vật (Internet of Things), cũng như hai khái niệm cốt lõi: kinh tế tuần hoàn và mô hình phát triển nông nghiệp mới; đồng thời bao gồm kế hoạch phát triển Thung lũng Silicon châu Á tại thành phố Đào Viên ở miền bắc Đài Loan. Sáng kiến này nhằm tạo nên những tác nhân tăng trưởng trong tương lai. Chính phủ cũng đang xúc tiến Chương trình Phát triển Cơ sở Hạ tầng tầm nhìn xa để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng quốc gia trong 30 năm tới. Chương trình này bao gồm tám yếu tố chính: Phát triển đường sắt, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, môi trường thủy sinh, an toàn thực phẩm, năng lượng xanh, phát triển đô thị và nông thôn, tăng tỷ lệ sinh và cơ sở chăm sóc trẻ em, nuôi dưỡng tài năng, tạo cơ hội việc làm.
Cùng với hoạt động thúc đẩy các ngành nghề sáng tạo, Chính phủ cũng đồng thời cam kết bảo vệ môi trường. Với ý tưởng này, mô hình kinh tế mới tìm cách tích hợp hoàn toàn giữa tái cơ cấu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và chiến lược tăng trưởng khu vực để thúc đẩy phát triển bền vững, đồng thời thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng xanh. Với cách tiếp cận này, Chính phủ hướng tới mục tiêu nâng cao mức lương và tăng cường phát triển khu vực, đồng thời giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với nền kinh tế. Các biện pháp dự kiến sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh công nghiệp và thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế Đài Loan trong năm 2020.
1.7. Khoa học công nghệ
Đài Loan là một trong những nước sản xuất hàng đầu trên thế giới về các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). Diễn đàn Kinh tế Thế giới xếp Đài Loan đứng thứ 12 trong số 141 nền kinh tế trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu được công bố vào tháng 10 năm 2019.
Tháng 4 năm 2014, Ủy ban Khoa học Nhà nước, đơn vị được thành lập để tăng cường sự kết nối giữa các đơn vị học thuật và ngành công nghiệp, cũng như ủng hộ việc nghiên cứu học thuật và phát triển ba khu công nghệ cao của Đài Loan, được tái cơ cấu và đặt tên lại là Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST). Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các kế hoạch và biện pháp đổi mới của cơ quan tiền thân, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tập trung vào nghiên cứu học thuật dựa trên nhu cầu của ngành công nghiệp khi hiện nay Đài Loan coi lĩnh vực khoa học công nghệ là động lực chính của tăng trưởng kinh tế và tiến bộ quốc gia.
Thành công của các doanh nghiệp công nghệ cao Đài Loan phần lớn có được là nhờ Chính phủ Đài Loan đã hào phóng chi quỹ cho phát triển khoa học ứng dụng. Với sự hỗ trợ của Chính phủ, Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp (ITRI), Viện Nghiên cứu Ứng dụng Quốc gia (NARLabs) và Viện Công nghiệp Thông tin (III) đều là những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Đài Loan phát triển nhảy vọt thành một đất nước có thế mạnh về công nghệ bằng việc thực hiện các nghiên cứu, hỗ trợ thành phần tư nhân thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), khám phá những công nghệ mới.
Hỗ trợ đổi mới
Năng lực sáng tạo cải tiến của Viện ITRI được minh họa rõ nét nhất bằng thực tế trong 12 năm qua, Viện đã giành được tổng cộng 41 Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ thế giới (R&D 100 Awards), do tạp chí R&D uy tín có trụ sở tại Mỹ trao tặng, đồng thời được vinh danh trong Top 100 Tập đoàn và Tổ chức sáng tạo toàn cầu (Derwent Top 100 Global Innovators) trong ba năm liên tiếp. Viện ITRI thành lập nhiều công ty nay đã phát triển và có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới, bao gồm Công ty chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co.) và Tập đoàn vi điện tử Thống Nhất (United Microelectronics Corp.), là những công ty nằm trong top các nhà sản xuất chip vi mạch tích hợp tùy chỉnh hàng đầu thế giới.
Với tám trung tâm nghiên cứu quốc gia bao gồm bốn lĩnh vực chính: Trái Đất và môi trường, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ y sinh và chính sách công nghệ, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Quốc gia (NARLabs) là thiết lập nền tảng nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ nghiên cứu học thuật, thúc đẩy khoa học và công nghệ tiên tiến, thúc đẩy sự phát triển nhân lực công nghệ cao. Vệ tinh FORMOSAT-5 của NARLabs đã cung cấp ảnh viễn thám cho 35 hoạt động cứu trợ thảm họa ở trong và ngoài nước kể từ khi ra mắt vào năm 2017, nêu bật mục tiêu của tổ chức này là đạt được sự xuất sắc toàn cầu với tác động địa phương. Các kết quả nghiên cứu của NARLabs cũng đã nhận được 6 Giải thưởng Đóng góp xuất sắc về Khoa học và Công nghệ của Viện Hành chính, ghi nhận những đóng góp lớn cho xã hội Mục tiêu của Viện III là tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của Đài Loan bằng cách cung cấp nền tảng cho việc chuyển đổi kỹ thuật số. Viện III tiến hành nghiên cứu và phát triển các sản phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông sáng tạo, đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong khu vực nhà nước và khu vực tư nhân với vai trò như một cơ quan tham mưu về việc hoạch định chính sách liên quan và khuyến khích đào tạo nhân tài. Trong ba thập kỷ qua, hơn 480.000 chuyên gia đã được đào tạo thông qua Viện III Hệ sinh thái công nghệ Đài Loan cung cấp một môi trường lý tưởng cho các nhà đầu tư toàn cầu muốn thiết lập sự hiện diện ở châu Á. Các nhà đầu tư mạo hiểm địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật và các nhà phát triển công nghệ có nhiều kinh nghiệm hợp tác trong nghiên cứu và phát triển. Điều này được thể hiện tại Taiwan Tech Arena (TTA), một trung tâm mới cho sự đổi mới và khởi nghiệp đang thu hút các doanh nhân trẻ từ khắp nơi trên thế giới. Kết hợp các nhà tăng tốc khởi nghiệp, các công ty đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp, TTA là một nền tảng để trao đổi toàn cầu và ươm tạo tài năng. Dự kiến khoảng 100 công ty khởi nghiệp sẽ được hình thành mỗi năm thông qua trung tâm, đào tạo 2.000 doanh nhân và tăng cường đầu tư.
Sau nhiều năm khuyến khích khu vực nhà nước và khu vực tư nhân theo hướng phát triển chuyên môn công nghệ, các khu công nghệ cao của Đài Loan giờ đã là cơ sở của một chuỗi các công ty theo đuổi những ý tưởng đột phá trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, máy tính cá nhân và thiết bị ngoại vi, mạch tích hợp, công nghệ nano, quang điện tử, cơ khí chính xác và viễn thông.
1.8. Văn hóa
Đài Loan là trung tâm của ngành công nghiệp nhạc pop tiếng Hoa. Bảo tàng Cố Cung Quốc gia tại thành phố Đài Bắc lưu giữ một trong những bộ sưu tập cổ vật Trung Hoa lớn nhất trên thế giới.
Đài Loan nổi tiếng vì sự hòa quyện quyến rũ giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Để giới thiệu lịch sử và sự đa dạng văn hoá của quốc gia, các viện bảo tàng đã được thành lập trên khắp Đài Loan, trong đó bao gồm Bảo tàng Cố Cung Quốc gia, Bảo tàng Quốc gia Đài Loan, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Văn hóa tiền sử Quốc gia, Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan và Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Đài Loan. Đài Loan cũng có các địa điểm biểu diễn trên toàn quốc, bao gồm Nhà hát kịch Quốc gia và Phòng hòa nhạc Quốc gia, Nhà hát Quốc gia Đài Trung, Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Cao Hùng (Weiwuying) và Trung tâm Sân khấu truyền thống Đài Loan. Cơ sở vật chất với chất lượng cao đã khiến Đài Loan trở thành trung tâm nghệ thuật ở châu Á, nơi tổ chức các sự kiện như Liên hoan Nghệ thuật Quốc tế Đài Loan và Liên hoan Nghệ thuật Đài Bắc. Kiến trúc truyền thống phong phú không chỉ tồn tại trong các công trình nguy nga như đền chùa và dinh thự mà còn tái hiện trong nhiều công trình kiến trúc cũ đã được hồi sinh để sử dụng như các trung tâm cộng đồng, quán cà phê, cửa hàng và các không gian công cộng khác. Trên thực tế, nhiều khía cạnh của nghệ thuật truyền thống, nghề thủ công và các phong tục Trung Hoa được gìn giữ ở Đài Loan tốt hơn so với bất cứ nơi nào khác. Ví dụ, Đài Loan là một trong số ít những nơi vẫn sử dụng chữ phồn thể là loại chữ Hán truyền thống, các cuộc thi viết thư pháp cũng luôn là những sự kiện phổ biến ở đây. Giáo lý truyền thống của Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo tiếp tục được thể hiện ở mọi mặt, từ các lễ hội đền chùa cho đến văn học, nghệ thuật thị giác và nghệ thuật trình diễn. Thêm vào đó, khách du lịch có thể khám phá các di sản của Đài Loan như Holo, Hakka và thổ dân nơi đây. Đài Loan cũng chia sẻ sự đa dạng, phong phú trong văn hóa của mình ra toàn thế giới thông qua các chương trình như trung tâm nghiên cứu Hán học Đài Loan.
Cùng với đó, các thành phố lớn của Đài Loan đang hướng tới là các trung tâm giải trí đa dạng phục vụ 24/7 (liên tục 24 giờ/ ngày trong suốt 7 ngày trong tuần). Đài Loan hiện nay được biết đến rộng rãi với các đoàn múa hiện đại, cũng như một nền âm nhạc sôi động, không có gì đáng ngạc nhiên khi Đài Loan là thủ đô của thế giới về nhạc pop tiếng Hoa. Lĩnh vực điện ảnh và truyền hình địa phương đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây, sự bùng nổ trong ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo được thể hiện rõ rệt tại rất nhiều cửa hàng thiết kế, khu chợ và triển lãm ngày một phát triển về số lượng qua từng năm. Từ nghệ thuật văn chương và các lễ hội dân gian đến bầu không khí sôi động của các khu chợ đêm, những nét đẹp truyền thống của Đài Loan đan xen mật thiết với đời sống thường ngày, hình thành nên một nền văn hóa đầy sức sống với sinh lực hiện tại hòa quyện với chiều sâu từ quá khứ đem lại
1.9. Du lịch Đài Loan
Công dân của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ được miễn thị thực vào Đài Loan trong vòng 30 hoặc 90 ngày. Đài Loan có tổng đài thông tin du lịch đa ngôn ngữ phục vụ 24/24 giờ (0800-011-765)
Với nét hòa quyện văn hóa đặc trưng riêng, phong cảnh diệu kỳ, ẩm thực đa dạng, cuộc sống đô thị sôi động và ngành công nghiệp không khói thân thiện đã phát triển chín muồi, Đài Loan là điểm đến lý tưởng cho mọi đối tượng du khách. Hiện công dân của hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã được miễn thị thực nhập cảnh vào Đài Loan trong khoảng thời gian 30 hoặc 90 ngày.
Bên cạnh khoảng 1.100 km đường sắt truyền thống, Đài Loan còn có một hệ thống đường sắt cao tốc dài 350km chạy dọc bờ biển phía Tây. Tàu cao tốc giúp việc đi lại giữa Đài Bắc và Cao Hùng chỉ mất có 94 phút. Hai thành phố này và thành phố Đào Viên ở phía bắc cũng được trang bị hệ thống tàu điện ngầm giúp ích rất lớn trong việc thúc đẩy giao thông đô thị.
Triển lãm Thương mại quốc tế
Hàng năm, Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan (TAITRA) tổ chức các cuộc triển lãm trên mọi lĩnh vực công nghiệp. Các trung tâm triển lãm chính gồm Khu triển lãm số 1 và số 3 của Trung tâm Thương mại Thế giới Đài Bắc, Khu Triển lãm Nam Cảng tại phía đông Đài Bắc và Trung tâm triển lãm Cao Hùng ở miền nam Đài Loan. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập địa chỉ: www.taiwantradeshows. com.tw.
Thông tin chung dành cho du khách
Chính phủ duy trì nhiều trang web và đường dây nóng để cung cấp cho người nước ngoài thông tin về du lịch, sinh sống và làm việc tại Đài Loan.
Miền bắc Đài Loan
Bảo tàng Cố Cung Quốc gia: www.npm.gov.tw
Tháp Taipei 101: www.taipei-101.com.tw
Bảo tàng gốm sứ Oanh Ca thành phố Tân Bắc:
www.ceramics.ntpc.gov.tw
Nhà tưởng niệm Tưởng Giới Thạch:
www.cksmh.gov.tw
Chùa Long Sơn: www.lungshan.org.tw
Công viên quốc gia Dương Minh Sơn: www.ymsnp.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia bờ biển Nghi Lan và đông bắc:
www.necoast-nsa.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia núi Quan Âm và bờ biển bắc:
Miền trung Đài Loan
Khu thắng cảnh quốc gia hồ Nhật Nguyệt:
www.sunmoonlake.gov.tw
Làng văn hóa các dân tộc Formosa: www.nine.com.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Tam Sơn: www.trimt-nsa.gov.tw
Viện Nghiên cứu và phát triển thủ công quốc gia Đài Loan:
www.ntcri.gov.tw
Thị trấn Lộc Cảng: www.lukang.gov.tw
Bảo tàng Khoa học tự nhiên quốc gia:
www.nmns.edu.tw
Công viên quốc gia Ngọc Sơn: www.ysnp.gov.tw
Miền đông Đài Loan
Công viên quốc gia Taroko: www.taroko.gov.tw
Khu vui chơi trong rừng Đài Loan: recreation.forest.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia bờ biển phía đông:
www.eastcoast-nsa.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia thung lũng khe nứt phía đông:
Miền nam Đài Loan
Công viên quốc gia Khẩn Đinh: www.ktnp.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Alishan: www.ali-nsa.net
Khu thắng cảnh quốc gia Siraya: www.siraya-nsa.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Vịnh Đại Bằng: www.dbnsa.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Mậu Lâm: www.maolin-nsa.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Bờ biển Tây Nam:
swcoast-nsa.trave
Quần đảo ngoài khơi
Công viên quốc gia Kim Môn: www.kmnp.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Bành Hồ: www.penghu-nsa.gov.tw
Khu thắng cảnh quốc gia Mã Tổ: www.matsu-nsa.gov.tw
Đảo Lục và Đảo Lan:
tour.taitung.gov.tw/en/discover/offshore-islands
2. Nền giáo dục Đài Loan
2.1. Tổng quan nền giáo dục Đài Loan
Giáo dục được đặc biệt chú trọng ở Đài Loan và một khoản lớn trong ngân sách chính phủ được phân bổ cho mục đích giáo dục. Cùng với tỷ lệ người dân theo đuổi giáo dục bậc cao ngày một gia tăng, số người có ít nhất một bằng cao đẳng hoặc đại học chiếm tới 46,5% dân số Đài Loan từ 15 tuổi trở lên, tăng 9,4 điểm phần trăm so với một thập kỷ trước đây. Để tạo điều kiện cho học sinh có thời gian học kiến thức cơ bản dài hơn, bắt đầu từ năm 2014, Bộ Giáo dục (MOE) mở rộng giáo dục cơ bản ở Đài Loan từ 9 lên 12 năm.
Trong các cuộc thi Olympic khoa học quốc tế hàng năm, học sinh Đài Loan giành chiến thắng xuất sắc trong các môn: sinh học, hóa học, khoa học Trái đất, toán học, tin học và vật lý. Tài năng trong lực lượng lao động của Đài Loan đã đóng góp to lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Năm 2013, Bộ Giáo dục phụ trách Ủy ban Thể dục Thể thao, là một phần trong nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy thể thao nước nhà. Đài Bắc là nước chủ nhà của Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới 2017, một trong những sự kiện thể thao lớn nhất từ trước tới nay được tổ chức tại Đài Loan.
Chương trình học bổng
Chính phủ và các trường đại học đều cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế. Ví dụ: Chương trình Học bổng Đài Loan cung cấp học bổng cho sinh viên muốn theo học đại học hoặc sau đại học trong các lĩnh vực khác nhau. Các ứng viên quan tâm có thể liên hệ với đại sứ quán và các văn phòng đại diện tại nước sở tại hoặc truy cập trang web của Bộ Giáo dục: www.edu.tw Để khuyến khích sinh viên quốc tế học tiếng Hoa ở Đài Loan, Bộ Giáo dục thành lập chương trình học bổng học tập tiếng Hoa. Chương trình này giúp sinh viên nước ngoài có thể tham gia các khóa học tiếng Hoa tại các trung tâm đào tạo ngôn ngữ liên kết trên toàn Đài Loan, đồng thời nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng
quốc tế về văn hóa và xã hội Đài Loan.
Danh sách các trung tâm đào tạo tiếng Hoa trong trường đại học và thông tin về việc học tiếng Hoa tại Đài Loan được đăng tải trên trang web của Bộ Giáo dục, trang web Học tập tại Đài Loan (www. studyintaiwan.org) và Văn phòng giảng dạy tiếng Hoa toàn cầu (ogme.edu.tw).
2.2. Các trường Đại học và học Viện Đài Loan
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tiếng tiếng Hoa | Địa điểm |
National Central University | NCU | 國立中央大學 | ||
National University of Kaohsiung | NUK | 國立高雄大學 | ||
National Cheng Kung University | NCKU | 國立成功大學 | ||
National Chengchi University | NCCU | 國立政治大學 | ||
National Chi Nan University | NCNU | 國立暨南國際大學 | ||
National Chiao Tung University | NCTU | 國立交通大學 | ||
National Chiayi University | NCYU | 國立嘉義大學 | ||
National Chung Cheng University | CCU | 國立中正大學 | ||
National Chung Hsing University | NCHU | 國立中興大學 | ||
National Dong Hwa University | NDHU | 國立東華大學 | ||
National Ilan University | NIU | 國立宜蘭大學 | ||
National Pingtung University | NPTU | 國立屏東大學 | ||
National Quemoy University | NQU | 國立金門大學 | ||
National Sun Yat-sen University | NSYSU | 國立中山大學 | ||
National Taipei University | NTPU | 國立臺北大學 | ||
National Taitung University | NTTU | 國立臺東大學 | ||
National Taiwan University | NTU | 國立臺灣大學 | ||
National Taiwan Ocean University | NTOU | 國立臺灣海洋大學 | ||
National Tsing Hua University | NTHU | 國立清華大學 | ||
National United University | NUU | 國立聯合大學 | ||
National University of Tainan | NUTN | 國立臺南大學 | ||
National Yang-Ming University | NYMU | 國立陽明大學 | ||
University of Taipei | UT | 臺北市立大學 | ||
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, GIÁO DỤC | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
National Changhua University of Education | NCUE | 國立彰化師範大學 | ||
National Kaohsiung Normal University | NKNU | 國立高雄師範大學 | ||
National Taichung University of Education | NTCU | 國立臺中教育大學 | ||
National Taipei University of Education | NTUE | 國立臺北教育大學 | ||
National Taiwan Normal University | NTNU | 國立臺灣師範大學 | ||
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT VÀ THỂ THAO | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
National Taiwan Sport University | NTSU | 國立體育大學 | ||
National Taiwan University of Arts | NTUA | 國立臺灣藝術大學 | ||
National Taiwan University of Physical Education and Sport | NTUPES | 國立臺灣體育運動大學 | ||
Tainan National University of the Arts | TNNUA | 國立臺南藝術大學 | ||
Taipei National University of the Arts | TNUA | 國立臺北藝術大學 | ||
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
National Chin-Yi University of Technology | NCUT | 國立勤益科技大學 | ||
National Formosa University | NFU | 國立虎尾科技大學 | ||
National Kaohsiung First University of Science and Technology | NKFUST | 國立高雄第一科技大學 | ||
National Kaohsiung Marine University | NKMU | 國立高雄海洋科技大學 | ||
National Kaohsiung University of Applied Sciences | KUAS | 國立高雄應用科技大學 | ||
National Kaohsiung University of Hospitality and Tourism | NKUHT | 國立高雄餐旅大學 | ||
National Penghu University of Science and Technology | NPU | 國立澎湖科技大學 | ||
National Pingtung University of Science and Technology | NPUST | 國立屏東科技大學 | ||
National Taichung University of Science and Technology | NTCUST | 國立臺中科技大學 | ||
National Taipei University of Nursing and Health Science | NTUNHS | 國立臺北護理健康大學 | ||
National Taipei University of Technology | NTUT | 國立臺北科技大學 | ||
National Taiwan University of Science and Technology | NTUST | 國立臺灣科技大學 | ||
National Yunlin University of Science and Technology | NYUST (YunTech) | 國立雲林科技大學 | ||
CÁC HỌC VIỆN VÀ CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
National Tainan Institute of Nursing | NTIN | 國立臺南護理專科學校 | ||
National Taipei University of Business | NTUB | 國立臺北商業大學 | ||
National Taitung Junior College | NTC | 國立臺東專科學校 | ||
National Taiwan College of Performing Arts | NTCPA | 國立臺灣戲曲學院 | ||
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
National Open University | NOU | 國立空中大學 | ||
Open University of Kaohsiung | OUK | 高雄市立空中大學 |
VIỆN ĐẠI HỌC VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỔNG HỢP | ||||
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
Aletheia University | AU | 真理大學 | ||
Asia University | ASIA | 亞洲大學 | ||
Chang Gung University | CGU | 長庚大學 | ||
Chang Jung Christian University | CJCU | 長榮大學 | ||
Chinese Culture University | CCU | 中國文化大學 | ||
China Medical University | CMU | 中國醫藥大學 | ||
Chung Hua University | CHU | 中華大學 | ||
Chung Shan Medical University | CSMU | 中山醫學大學 | ||
Chung Yuan Christian University | CYCU | 中原大學 | ||
CTBC Financial Management College | CTBC | 中信金融管理學院 | ||
Dayeh University | DYU | 大葉大學 | ||
Feng Chia University | FCU | 逢甲大學 | ||
Fo Guang University | FGU | 佛光大學 | ||
Fu Jen Catholic University | FJU | 輔仁大學 | ||
Hsuan Chuang University | HCU | 玄奘大學 | ||
Huafan University | HFU | 華梵大學 | ||
I-Shou University | ISU | 義守大學 | ||
Kainan University | KNU | 開南大學 | ||
Kaohsiung Medical University | KMU | 高雄醫學大學 | ||
Mackay Medical College | MMC | 馬偕醫學院 | ||
Ming Chuan University | MCU | 銘傳大學 | ||
MingDao University | MDU | 明道大學 | ||
Nanhua University | NHU | 南華大學 | ||
Providence University | PU | 靜宜大學 | ||
Shih Chien University | USC | 實踐大學 | ||
Shih Hsin University | SHU | 世新大學 | ||
Soochow University | SCU | 東吳大學 | ||
Taipei Medical University | TMU | 臺北醫學大學 | ||
Taiwan Shoufu University | TSU | 台灣首府大學 | ||
Tamkang University | TKU | 淡江大學 | ||
Tatung University | TTU | 大同大學 | ||
Toko University | TOKO | 稻江科技暨管理學院 | ||
Tunghai University | THU | 東海大學 | ||
Tzu Chi University | TCU | 慈濟大學 | ||
University of Kang Ning | UKN | 康寧大學 | ||
Yuan Ze University | YZU | 元智大學 | ||
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | ||||
Central Taiwan University of Science and Technology | CTUST | 中臺科技大學 | ||
Chang Gung University of Science and Technology | CGUST | 長庚科技大學 | ||
Chaoyang University of Technology | CYUT | 朝陽科技大學 | ||
Cheng Shiu University | CSU | 正修科技大學 | ||
Chia Nan University of Pharmacy and Science | CHNA | 嘉南藥理科技大學 | ||
Chien Hsin University of Science and Technology | UCH | 健行科技大學 | ||
Chienkuo Technology University | CTU | 建國科技大學 | ||
China University of Science and Technology | CUST | 中華科技大學 | ||
China University of Technology | CUTE | 中國科技大學 | ||
Chung Chou University of Science and Technology | CCUT | 中州科技大學 | ||
Chung Hwa University of Medical Technology | HWAI | 中華醫事科技大學 | ||
Far East University | FEU | 遠東科技大學 | ||
Fooyin University | FYU | 輔英科技大學 | ||
Hsing Wu University | HWU | 醒吾科技大學 | ||
Hsiuping University of Science and Technology | HUST | 修平科技大學 | ||
Hungkuang University | HK | 弘光科技大學 | ||
Jinwen University of Science and Technology | JUST | 景文科技大學 | ||
Kao Yuan University | KYU | 高苑科技大學 | ||
Kun Shan University | KSU | 崑山科技大學 | ||
Ling Tung University | LTU | 嶺東科技大學 | ||
Lunghwa University of Science and Technology | LHU | 龍華科技大學 | ||
Meiho University | MU | 美和科技大學 | ||
Ming Chi University of Technology | MCUT | 明志科技大學 | ||
Minghsin University of Science and Technology | MUST | 明新科技大學 | ||
Nan Kai University of Technology | NKUT | 南開科技大學 | ||
Overseas Chinese University | OCU | 僑光科技大學 | ||
Southern Taiwan University of Science and Technology | STUST | 南臺科技大學 | ||
St. John's University | SJU | 聖約翰科技大學 | ||
Shu-Te University | STU | 樹德科技大學 | ||
Ta Hwa University of Science and Technology | TUST | 大華科技大學 | ||
Tainan University of Technology | TUT | 臺南應用科技大學 | ||
Taipei Chengshih University of Science and Technology | TPCU | 臺北城市科技大學 | ||
Tajen University | TAJEN | 大仁科技大學 | ||
Takming University of Science and Technology | TMUST | 德明財經科技大學 | ||
TransWorld University | TWU | 環球科技大學 | ||
Tungnan University | TNU | 東南科技大學 | ||
Vanung University | VNU | 萬能科技大學 | ||
WuFeng University | WFU | 吳鳳科技大學 | ||
Yu Da University | YDU | 育達商業科技大學 | ||
Yuanpei University | YPU | 元培科技大學 | ||
Chihlee University | CHIHLEE | |||
Đại học KHKT sùng hữu | Chungyu University | CIT | ||
Đại học KHKT Hồng quốc đức lâm | De Lin University | DLIT | 宏国德霖科技大學 | |
Đại học Nam Vinh | Nan Jeon University of Science and Technology | NJTC | 南榮科技大學 | |
Hwa Hsia University of Science and Technology | HWH | |||
Tung Fang Design University | TF | |||
CÁC HỌC VIỆN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ | ||||
Asia-Pacific Institute of Creativity | APIC | 亞太創意技術學院 | ||
Học viện quản lý sức khỏe Kinh Quốc | Ching Kuo Institute of Management and Health | CKIMH | 經國管理暨健康學院 | |
Dahan Institute of Technology | DAHAN | 大漢技術學院 | ||
Fortune Institute of Technology | FIT | 和春技術學院 | ||
Lan Yang Institute of Technology | FIT | 蘭陽技術學院 | ||
Học viện kỹ thuật Lê Minh | Lee-Ming Institute of Technology | LIT | 黎明技術學院 | |
Oriental Institute of Technology | OIT | 亞東技術學院 | ||
Taipei College of Maritime Technology | TCMT | 臺北海洋技術學院 | ||
Taoyuan Innovation Institute of Technology | TIIT | 桃園創新技術學院 | ||
Tatung Institute of Commerce and Technology | TTC | 大同技術學院 | ||
Taiwan Hospitality and Tourism University | THTU | 臺灣觀光學院 | ||
Tzu Chi College of Technology | TCCN | 慈濟技術學院 | ||
Wenzao Ursuline University of Languages | WTUC | 文藻外語大學 | ||
JUNIOR COLLEGES | ||||
Cao đẳng Quản lý sức khỏe Canh Thâm | Cardinal Tien College of Healthcare and Management | CTCN | 耕莘健康管理專科學校 | |
Cao đẳng Quản lý Y tế tôn nhân | Chung Jen College of Nursing, Health Science and Management | CJC | 崇仁醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng Quản lý và Chăm sóc Y tế Tân Sinh | Hsin Sheng College of Medical Care and Management | HSC | 新生醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng Quản lý Y khoa Nhân Đức | Jen-Teh Junior College of Medicine, Nursing and Management | JENTE | 仁德醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Khang Ninh | Kang-Ning Junior College of Medical Care and Management | KNJC | 康寧醫護暨管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Cao Mỹ | Kaomei College of Health Care and Management | KMVS | 高美醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Mã Giai | Mackay Medicine, Nursing and Management College | MKC | 馬偕醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Mẫn Huệ | Min-Hwei College of Health Care Management | MHCHCM | 敏惠醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Thụ Nhân | Shu Zen College of Medicine and Management | SZMC | 樹人醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Thánh Mẫu | St. Mary's Medicine Nursing and Management College | SMC | 聖母醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Từ Huệ | Tzu Hui Institute of Technology | TZUHUI | 慈惠醫護管理專科學校 | |
Cao đẳng quản lý Y tế Dục Anh | Yuh-Ing Junior College of Health Care and Management | YUHING | 育英醫護管理專科學校 |
HỌC VIỆN QUÂN SỰ VÀ CẢNH SÁT
Trường | Tên tiếng Anh | Viết tắt tiếng Anh | Tên tiếng Hoa | Địa điểm |
Air Force Institute of Technology | AFATS | 空軍航空技術學院 | ||
Army Academy R.O.C. | AAROC | 陸軍專科學校 | ||
Central Police University | CPU | 中央警察大學 | ||
National Defense Medical Center | NDMC | 國防醫學院 | ||
National Defense University | NDU | 國防大學 | ||
Republic of China Air Force Academy | CAFA | 中華民國空軍軍官學校 | ||
Republic of China Military Academy | ROCMA | 中華民國陸軍軍官學校 | ||
Republic of China Naval Academy | CNA | 中華民國海軍軍官學校 | ||
Taiwan Police College | TPC | 臺灣警察專科學校 |
3. Các chương trình Du học Đài Loan
3.1. Chính sách tân hướng nam và du học hệ Vừa học vừa làm
3.1.1 Tổng quan về hệ VHVL – học tập kết hợp sản xuất tại doanh nghiệp
Một trong những điểm nhấn quan trọng của chương trình Tân hướng Nam chính là việc thu hút du học sinh Việt nam và các nước ASEAN thông qua hình thức vừa học vừa thực hành có hưởng lương.
Chính phủ Đài Loan xây dựng chương trình đào tạo theo hình thức Nhà trường kết hợp với Doanh nghiệp trong việc đào tạo sinh viên (hình thức vừa học vừa thực hành tại Doanh nghiệp). Quá trình học tập theo chương trình này sinh viên được hỗ trợ kinh phí học tập từ chính phủ từ 40% đến 60%. Quá trình thực hành tại Doanh nghiệp học sinh được hưởng lương đảm bảo trang trải sinh hoạt cá nhân, học tập và có kết dư tài chính sau 4 năm học tập tại Đài Loan.
Với việc triển khai chính sách này, những năm gần đây Đài Loan đã thu hút được đông đảo lượng du học sinh, nhất là các nước Đông Nam Á đến học tập và nghiên cứu. Với hệ thống giáo dục tiên tiến, chất lượng đào tạo tốt cùng với chi phí du học phù hợp đã trở thành điểm dừng chân trên con đường học thức của rất nhiều sinh viên. Nếu học sinh có dự định du học thì đừng nên bỏ qua cân nhắc đến Đài Loan nhé!
Sinh viên có cơ hội học tập ở môi trường quốc tế, trải nghiệm cuộc sống độc lập ở môi trường nước ngoài. Học tập và thực hành các nội dung được học từ những năm đầu tiên khi học Đại học. Gia đình không cần chu cấp bất cứ một khoản chi phí nào cho các em sau khi các em sang học và thực tập tại Đài Loan (Sau khi có giấy phép thực tập, khoảng 1 tháng sau khi nhập học). Nhà trường cam kết hỗ trợ giới thiệu việc làm cho các em sau khi tốt nghiệp tại Đài Loan hoặc về Việt Nam.
3.1.2. Du học Đài Loan hệ vừa học vừa làm
a. Đối tượng tuyển sinh hệ Vừa học vừa làm
Theo quy định của chính sách tân hướng nam, đối tượng tuyển sinh là:
- Học sinh có độ tuổi từ 18-28 tuổi, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (chỉ chấp nhận bằng và học bạ THPT, bằng và bảng điểm Đại học); không chấp nhận bằng cao đẳng và trung cấp;
- Điểm trung bình các năm học THPT, hoặc điểm GDP đại học trên 6.0 (có một số trường chấp nhận điểm trung bình dưới 6.0 tuy nhiên phải phỏng vấn VPĐB);
- Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm;
- Không tiền án tiền sự;
- Yêu cầu năng lực Hoa ngữ A1 trở lên (tùy theo từng thời điểm mà có bắt buộc hoặc không bắt buộc chứng chỉ A1).
- Có trường nhận HS đi XKLĐ Đài Loan về có trường không nhận.
- Không nhận HS đã phỏng vấn trượt hệ ngôn ngữ.
b. Chỉ tiêu tuyển sinh hệ vừa học vừa làm
Hàng năng, các trường Đại học Đài Loan đăng ký với Bộ giáo dục Đài Loan về chỉ tiêu tuyển sinh theo các ngành. Bộ giáo dục xét duyệt và công bố chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường. Chỉ tiêu tuyển sinh giao cho trường đại học được phép tuyển sinh trong hai kỳ : Kỳ mùa thu, và kỳ mùa xuân - Nếu kỳ mùa thu tuyển sinh chưa hết thì chỉ tiêu được chuyển sang kỳ mùa xuân.
c. Quy trình đăng ký và thời gian báo danh
Học sinh có nhu cầu đăng ký du học đài loan theo hệ VHVL cần thực hiện theo các bước sau:
- Đăng ký học tiếng tại trung tâm đào tạo tiếng trung
- Nộp hồ sơ du học (bản gốc học bạ và bằng, các giấy tờ liên quan khác)
- Chọn trường, ngành học
- Chuẩn bị bản điện tử đầy đủ của hồ sơ
- Thực hiện báo danh trên trang web của nhà trường (採線上報名、 通訊報名或現場報名)
- Tham gia phỏng vấn online do nhà trường tổ chức
- Tham gia phỏng vấn trực tiếp (khi đi phỏng vấn phải cầm theo form đăng ký đã điền đủ và ký tên - do trung tâm du học cung cấp, hoặc nhà trường gửi)
- Hội đồng tuyển sinh sẽ họp căn cứ vào các tiêu chí như: năng lực nghe, trả lời, trình độ tiếng trung, phong thái, tuổi, điểm học bạ: mà quyết định đối tượng trúng tuyển hay dự bị
- Công bố kết quả trên trang web của nhà trường
- Thời gian công bố kết quả hàng kỳ của mỗi trường sẽ khác nhau (phần này các trung tâm du học sẽ thông báo với học sinh).
d. Học phí, học bổng và các khoản phí khác
- Học phí, tạp phí của các ngành học, các trường (cần xem chi tiết theo thông báo tuyển sinh hàng năm). Học phí và tạp phí của từng nhóm ngành có khác nhau, các trường có khác nhau do có sự khác biệt giữa tạp phí của các trường thu có khác nhau.
- Học bổng: tùy theo từng trường mà học bổng cấp đầu vào cho sinh viên học hệ VHVL có khác nhau, dao động từ giảm 50% học kỳ đầu đến miễn 100% 2 học kỳ, hoặc được giảm dần cho các học kỳ (cần xen chi tiết theo thông báo của từng trường khác nhau).
- Ký túc xá: Chính sách tân hướng nam quy định, học sinh năm thứ nhất bắt buộc phải ở KTX của nhà trường. Tùy theo từng trường mà phí ký túc xá có khác nhau. Học bổng cấp cho phí KTX tùy theo từng trường có cấp hoặc không cấp (cần xen chi tiết theo thông báo của từng trường khác nhau).
- Các khoản phí khác:
+ 學生會費Phí thẻ hội viên: 600 đài tệ
+ 新生健康檢查費: Phí Khám sức khỏe tân sinh viên: 800 đài tệ
+ 國際學生體檢費: Phí Khám sức khẻ sinh viên quốc tế : 1.500 đài tệ
+ 傷病醫療保險費: Phí bảo hiểm thương tích và y tế: 3.000 đài tệ
+ 電腦及網路通訊使用費: Phí sử dụng máy tính và mạng: 895 đài tệ
+ 居留證: Thẻ cư trú : 1.000 đài tệ
+ 學生平安保險費: Bảo hiểm bình an: 323 đài tệ
+ 全民健康保險費: Phí bảo hiểm y tế toàn dân: 4.956 đài tệ
+ 工作证:Thẻ công việc: 100 đài tệ
+ Các loại thẻ khác như: thẻ sinh viên, thẻ các hội viên …..
e. Thời gian học tập và thực tập, làm thêm
- Theo chinh sách tân hướng nam, sinh viên trong năm thứ nhất được cấp thẻ đi làm thêm 20 giờ mỗi tuần, trong thời gian nghỉ hè và nghỉ đông sinh viên được đi làm toàn thời gian.
- Thời gian thực tập: Tùy theo từng trường, mà từ năm thứ hai bắt đầu bố trí cho sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp, và làm thêm tại doanh nghiệp tối đa 40 giờ (gồm thực tập, làm thêm) mỗi tuần.
f. Thời gian nghỉ học (có lý do và không có lý do) tối đa
Quy định mỗi học kỳ: Sinh viên không được nghỉ học quá 45 giờ, nếu nghỉ học quá 45 giờ trong học kỳ sẽ bị đuổi học.
Hết năm học thứ nhất, nếu sinh viên không thi đỗ A2 thì buộc thôi học.
g. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên học chương trình du học VHVL – theo chính sách Tân hướng nam sau khi tốt nghiệp được cấp bằng đại học chính quy. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được lựa chọn sau:
- Đăng ký lên học thạc sỹ tại Đài Loan
- Về Việt Nam làm việc, với bằng đại học được Chính phủ Việt nam công nhận,
- Được cấp visa thêm 12 tháng để xin việc tại Đài Loan. Nếu trong 12 tháng không xin được việc và chuyển đổi sang thẻ cư trú làm việc sẽ phải về nước.
3.2. Hệ dự bị đại học - Hệ 1+4
3.2.1. Giới thiệu về hệ 1+4 際專修部華語先修生
Để đáp ứng dân số trong nước đài loan trong những năm gần đây giảm mạnh và nhu cầu nhân tài trong các ngành công nghiệp trọng điểm trong nước, đồng thời kết hợp với việc hoạch định chính sách nhập cư của Hội đồng Phát triển Quốc gia, Bộ Giáo dục đã ban hành "Kế hoạch Thực hiện Mở rộng Tuyển dụng Hoa kiều, Hồng Kông, Macao và sinh viên nước ngoài trong các ngành trọng điểm vào tháng 4 năm 2022 (sau đây gọi là Tuyển dụng mở rộng). Với điều kiện đảm bảo rằng sinh viên nước ngoài có đủ kỹ năng ngôn ngữ và nhận được hướng dẫn học tập và cuộc sống toàn diện, cung cấp trường với các biện pháp linh hoạt trong tuyển sinh quốc tế, mở rộng nguồn sinh viên một cách có trật tự, ổn định và cởi mở, đồng thời Thúc đẩy những tài năng xuất sắc ở lại và tìm việc làm tại Đài Loan. Ngoài ra, để hạn chế tình trạng hỗn loạn trong tuyển sinh du học xảy ra ở một số trường trước đây, các biện pháp hỗ trợ như tăng cường năng lực tiếng Trung cho du học sinh và cơ chế tư vấn học đường, kết hợp với cơ chế rà soát, sẽ được sử dụng để đảm bảo rằng quy trình tuyển sinh minh bạch và có trật tự, cho phép các trường đại học tuyển dụng sinh viên và sinh viên quốc tế. Việc học tập có thể cải thiện chất lượng và bảo vệ quyền và lợi ích của sinh viên nước ngoài tại Đài Loan.
Kế hoạch mở rộng tuyển dụng người nước ngoài được thúc đẩy bằng hai chiến lược: “tuyển sinh vào các khoa công nghiệp trọng điểm” và “thành lập các khoa đào tạo chuyên ngành quốc tế”.... Khoa tuyển sinh viên đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, trong khi Khoa Quốc tế học chủ yếu tuyển dụng sinh viên có trình độ cử nhân. Mục tiêu là tăng tổng số sinh viên lên trong những năm tiếp theo đáp ứng nhân lực trong nước và doanh nghiệp Đài Loan ngoài nước có trình độ cao. Chiến lược như sau:
(1) Tuyển sinh các khoa công nghiệp trọng điểm: Nhà trường tổ chức tuyển sinh theo các lớp hiện có và quy định hiện hành của các khoa liên quan thuộc lĩnh vực trọng điểm quốc gia nhóm ngành công nghiệp và thương nghiệp, trường có thể dạy bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung nhưng sinh viên phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ giảng dạy phục vụ học tập chuyên môn, người dạy bằng tiếng Trung phải đạt trình độ nâng cao (B1) của kỳ thi năng lực tiếng Trung bắt đầu từ năm thứ hai, nhà trường phải có cơ chế hiệu quả để nâng cao khả năng ngôn ngữ cho học sinh. Các trường học nên tăng cường thực hiện việc học tập, cuộc sống, kinh tế và thời gian lưu trú sau khi tốt nghiệp của sinh viên ở Đài Loan và các cơ chế hướng dẫn khác, đồng thời theo dõi trình độ ngôn ngữ và tình hình việc làm sau đó của sinh viên Trung Quốc.
(2) Thành lập Phòng Quốc tế học (1+4) riêng biệt: Nhà trường cần thành lập đơn vị hành chính mới là “Phòng quốc tế 1+4”, chịu trách nhiệm quản lý các công việc học tập, công tác học thuật và các công việc liên quan đến quốc tế của sinh viên và điều phối sinh viên. cơ chế học tập, thích ứng cuộc sống và hướng dẫn việc làm; nhà trường sẽ sử dụng các cơ sở sản xuất hiện có có liên quan trong 4 lĩnh vực công nghiệp như công nghiệp, công nghiệp xây dựng, nông nghiệp và chăm sóc dài hạn hoặc thành lập các lớp học đặc biệt trong 4 lĩnh vực công nghiệp để tuyển sinh du học vào Khoa Giáo dục Chuyên ngành Quốc tế để tham gia khóa học tiếng Trung kéo dài một năm.
Trường phải cung cấp ít nhất mười lăm khóa học mỗi tuần Số giờ học tiếng Trung Quốc trở lên, ít nhất 720 giờ một năm. Sau khi học sinh đạt trình độ cơ bản (A2) Trong kỳ thi năng lực tiếng Trung, các em có thể tiếp tục học tại các chuyên ngành công nghiệp hoặc tiếp tục học các lớp đặc biệt của Khoa Quốc tế học, các khóa học và cơ chế dạy kèm khác nhau dành cho du học sinh. Du học sinh không đạt trình độ cơ bản (A2) của bài kiểm tra trình độ tiếng Trung sau năm đầu tiên của bài kiểm tra trình độ tiếng Trung sẽ bị trục xuất và không được phép tiếp tục học các khóa học chuyên ngành.
Để tăng cường chất lượng giảng dạy cho du học sinh, bên cạnh việc mở rộng các biện pháp tuyển sinh, Bộ Giáo dục cũng đã lên kế hoạch cho các biện pháp hỗ trợ liên quan, bao gồm "Đánh giá chất lượng giảng dạy cho du học sinh" và "Mẫu hợp đồng tiêu chuẩn cho du học sinh" do Bộ Giáo dục xây dựng và phải được ghi vào hồ sơ tuyển sinh của các trường cao đẳng, đại học và mẫu những vấn đề không được ghi và giám sát nhà trường báo cáo nội dung hợp đồng du học để bộ xem xét. . Đồng thời, Bộ Giáo dục dự kiến sẽ triển khai đánh giá chất lượng giảng dạy của du học sinh tại các trường cao đẳng và đại học từ tháng 4 hàng năm. Các hạng mục đánh giá bao gồm bốn khía cạnh chính: tuyển sinh, khóa học, giáo viên và quyền của học sinh được thực hiện mà không cần báo trước tại trường. Nếu việc quản lý không đúng cách hoặc không tuân thủ các quy định liên quan, Người phụ trách sẽ cải tiến trong thời hạn, còn trường hợp nghiêm trọng sẽ bị liệt vào danh sách thiếu sót hành chính và bị đưa vào danh sách đánh giá các trường trên trình độ cao đẳng cần quan tâm bảo vệ quyền học tập của học sinh. Ngoài ra, nếu phát hiện sinh viên được tuyển dụng thông qua các trung tâm du học, cung ứng nhân lực sẽ chuyển về cơ quan điều tra để duy trì trật tự tuyển sinh du học sinh. Mặt khác, Bộ Giáo dục hiện đang thảo luận về các điều kiện thích hợp để sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài ở lại Đài Loan thông qua cơ chế liên bộ, với hy vọng thúc đẩy việc tuyển dụng những tài năng xuất sắc ở Đài Loan theo nguyên tắc của quy trình tuyển sinh minh bạch và có trật tự, nâng cao chất lượng giảng dạy, bảo vệ quyền và lợi ích của học sinh.
3.2.2. Du học đài loan hệ 1+4
a. Tổng quan về du học Đài Loan hệ 1+4
- Một vài năm trở lại đây, Đài Loan đã và ngày càng khẳng định sức hút của mình với du học sinh quốc tế nói chung và du học sinh Việt Nam nói riêng. Tính đến năm 2022, số lượng du học sinh Việt tại Đài Loan là trên 2 vạn người. Con số này tăng mạnh so với thời điểm năm 2018. Có thể thấy, “xứ Đài” đang trở thành điểm đến được đông đảo học sinh trẻ Việt chọn lựa. Các chương trình du học Đài Loan nhận được rất nhiều sự quan tâm của các học sinh trẻ. Trong đó, hệ 1+4 đang là “từ khóa” hot, được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây.
- Du học Đài Loan hệ 1+4 là một chương trình du học được tổ chức bởi Chính phủ Đài Loan từ tháng 10/2022. Chương trình này cung cấp cho sinh viên quốc tế một cơ hội để học tập tại Đài Loan trong vòng 5 năm, bao gồm 1 năm học tiếng Trung và 4 năm học đại học chính thức. Mở ra cơ hội cho rất nhiều học sinh du học sinh. Sau khi hoàn thành năm học tiếng Trung, sinh viên sẽ được nhập học vào một trong các trường đại học của Đài Loan để tiếp tục học tập và hoàn thành chương trình đại học. Chương trình được thiết kế và đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra cho du học sinh tốt nghiệp có cơ hội tìm kiếm việc làm tại Đài. Hệ đào tạo này cũng nhận được hỗ trợ một phần học bổng của doanh nghiệp và Bộ Giáo dục Đài Loan.
- Ưu điểm Hệ du học Đài Loan 1+4
Chương trình du học Đài Loan hệ 1+4 được xem là “cơ hội tốt” cho những học sinh trẻ đang có nguyện vọng du học nước ngoài với điều kiện đầu vào đơn giản và chính sách hỗ trợ visa, học phí tốt. Cụ thể, khi tham gia chương trình, học sinh sẽ được hưởng những “lợi thế” sau:
- Không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ đầu vào
- Trải nghiệm học tập trong môi trường giáo dục chất lượng cao
- Visa nộp theo đoàn, không cần phỏng vấn visa
- Cơ hội trau dồi năng lực tiếng Trung để nâng cao khả năng giao tiếp và học thuật
- Nhiều chế độ học bổng từ nhà trường, miễn học phí từ 50-100%. Đồng thời, một số trường còn miễn phí ký túc xá cho học sinh.
- Tự do làm thêm theo quy định làm thêm dành cho du học sinh nước ngoài.
- Cơ hội tìm kiếm việc làm tại Đài Loan
- Hạn chế Hệ du học Đài Loan 1+4:
Bên cạnh những ưu điểm, chương trình du học 1+4 tại Đài Loan cũng tồn tại một vài hạn chế như:
- Không có nhiều trường tuyển sinh
- Các ngành tuyển sinh không đa dạng, chủ yếu là khối ngành kỹ thuật, điện tử hay công nghệ thông tin. Tuy nhiên bắt đầu từ kỳ mùa thu năm 2023 một số trường đã xin mở thêm được các lớp nhóm ngành thương nghiệp như quản trị kinh doanh, nhà hàng, khách sạn, du lịch….
- Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học tiếng 1 năm phải đạt chứng chỉ TOCFL A2, nếu không sẽ bị cho về nước.
b. Đối tượng tuyển sinh hệ 1+4
Theo quy định của chính phủ Đài Loan, đối tượng tuyển sinh hệ 1+4 là:
- Học sinh có độ tuổi từ 18-22 tuổi, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên; không chấp nhận bằng cao đẳng và trung cấp;
- Điểm trung bình các năm học THPT, hoặc điểm GDP đại học trên 6.0;
- Có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm;
- Không tiền án tiền sự;
- Yêu cầu năng lực Hoa ngữ không yếu cầu tuy nhiên ưu tiên học sinh có chứng chỉ A1).
- Không nhận HS đã đi qua Đài Loan
- Không nhận HS đã phỏng vấn trượt hệ ngôn ngữ.
c. Chỉ tiêu tuyển sinh hệ 1+4
Hàng năng, các trường Đại học Đài Loan đăng ký với Bộ giáo dục Đài Loan về chỉ tiêu tuyển sinh theo các ngành. Bộ giáo dục xét duyệt và công bố chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường. Chỉ tiêu tuyển sinh giao cho trường đại học được phép tuyển sinh trong hai kỳ : Kỳ mùa thu, và kỳ mùa xuân - Nếu kỳ mùa thu tuyển sinh chưa hết thì chỉ tiêu được chuyển sang kỳ mùa xuân. Chỉ tiêu tuyển sinh được phê duyệt theo các công hàm gửi các trường, các trường có thể tuyển sinh đào tạo gấp 3 lần theo công hàm phê duyệt.
d. Quy trình đăng ký và thời gian báo danh
Học sinh có nhu cầu đăng ký du học đài loan theo hệ 1+4 cần thực hiện theo các bước sau:
- Đăng ký học tiếng tại trung tâm đào tạo tiếng trung
- Nộp hồ sơ du học (bản gốc học bạ và bằng, các giấy tờ liên quan khác)
- Chọn trường, ngành học
- Chuẩn bị bản điện tử đầy đủ của hồ sơ
- Thực hiện báo danh trên trang web của nhà trường (採線上報名、 通訊報名或現場報名)
- Tham gia phỏng vấn online do nhà trường tổ chức
- Tham gia phỏng vấn trực tiếp (khi đi phỏng vấn phải cầm theo form đăng ký đã điền đủ và ký tên - do trung tâm du học cung cấp, hoặc nhà trường gửi).
- Hội đồng tuyển sinh sẽ họp căn cứ vào các tiêu chí như: năng lực nghe, trả lời, trình độ tiếng trung, phong thái, tuổi, điểm học bạ: mà quyết định đối tượng trúng tuyển hay dự bị
- Công bố kết quả trên trang web của nhà trường.
- Thời gian công bố kết quả hàng kỳ của mỗi trường sẽ khác nhau (phần này các trung tâm du học sẽ thông báo với học sinh).
e. Học phí, học bổng và các khoản phí khác
- Học phí, tạp phí của các ngành học, các trường (cần xem chi tiết theo thông báo tuyển sinh hàng năm). Học phí và tạp phí của từng nhóm ngành có khác nhau, các trường có khác nhau do có sự khác biệt giữa tạp phí của các trường thu có khác nhau.
- Học bổng: tùy theo từng trường mà học bổng cấp đầu vào cho sinh viên học hệ 1+4 có khác nhau, dao động từ giảm 50% học kỳ đầu đến miễn 100% 2 học kỳ, hoặc được giảm dần cho các học kỳ (cần xen chi tiết theo thông báo của từng trường khác nhau).
- Ký túc xá: Chính sách tân hướng nam quy định, học sinh năm thứ nhất bắt buộc phải ở KTX của nhà trường. Tùy theo từng trường mà phí ký túc xá có khác nhau. Học bổng cấp cho phí KTX tùy theo từng trường có cấp hoặc không cấp (cần xen chi tiết theo thông báo của từng trường khác nhau).
- Các khoản phí khác:
+ 學生會費Phí thẻ hội viên: 600 đài tệ
+ 新生健康檢查費: Phí Khám sức khỏe tân sinh viên: 800 đài tệ
+ 國際學生體檢費: Phí Khám sức khẻ sinh viên quốc tế : 1.500 đài tệ
+ 傷病醫療保險費: Phí bảo hiểm thương tích và y tế: 3.000 đài tệ
+ 電腦及網路通訊使用費: Phí sử dụng máy tính và mạng: 895 đài tệ
+ 居留證: Thẻ cư trú : 1.000 đài tệ
+ 學生平安保險費: Bảo hiểm bình an: 323 đài tệ
+ 全民健康保險費: Phí bảo hiểm y tế toàn dân: 4.956 đài tệ
+ 工作证:Thẻ công việc: 100 đài tệ
+ Các loại thẻ khác như: thẻ sinh viên, thẻ các hội viên …..
f. Thời gian học tập và thực tập, làm thêm
Trong năm học thứ nhất – học toàn bộ tiếng trung: Mỗi tuần học ít nhất 15 tiết tiếng trung; trong năm thứ nhất hoàn thành 720 giờ tiếng trung, học sinh phải thi đỗ chứng chỉ A2; hết năm thứ hai học sinh phải thi đỗ chứng chỉ B1.
- Sau khi nhập học tại các trường Đại học Đài Loan khoảng 30-45 ngày sinh viên trong năm thứ nhất được cấp thẻ đi làm thêm 20 giờ mỗi tuần, trong thời gian nghỉ hè và nghỉ đông sinh viên được đi làm toàn thời gian.
- Thời gian thực tập: Tùy theo từng trường, mà từ năm thứ hai bắt đầu bố trí cho sinh viên đi thực hành tại doanh nghiệp, và làm thêm tại doanh nghiệp tối đa 40 giờ (gồm thực tập, làm thêm) mỗi tuần.
g. Thời gian nghỉ học (có lý do và không có lý do) tối đa
Quy định mỗi học kỳ: Sinh viên không được nghỉ học quá 45 giờ, nếu nghỉ học quá 45 giờ trong học kỳ sẽ bị đuổi học.
h. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên học chương trình du học 1+4 sau khi tốt nghiệp được cấp bằng đại học chính quy. Sau khi tốt nghiệp sinh viên được lựa chọn sau:
- Đăng ký lên học thạc sỹ tại Đài Loan
- Về Việt Nam làm việc, với bằng đại học được Chính phủ Việt nam công nhận,
- Được cấp visa thêm 12 tháng để xin việc tại Đài Loan. Nếu trong 12 tháng không xin được việc và chuyển đổi sang thẻ cư trú làm việc sẽ phải về nước.
3.3. Hệ chuyên ban quốc tế
3.3.1. Giới thiệu chung về hệ chuyên ban quốc tế
Du học Đài Loan hệ VHVL bắt đầu triển khai tuyển sinh và đào tạo từ kỳ mùa xuân năm 2017. Trong buổi đầu triển khai, theo quy định của chính sách tân hướng nam là sinh viên phải thực tập tại các doanh nghiệp bắt buộc theo thỏa thuận của nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhiều sinh viên có các doanh nghiệp đủ điều kiện để thực tập như doanh nghiệp có người quen, có người nhà mà vẫn không được đến thực tập. Đáp ứng nhu cầu của sinh viên, nhiều trường đã làm hồ sơ xin tuyển hệ chuyên ban quốc tế để tuyển học sinh từ Việt Nam sang học đại học có thời gian thực tập tại doanh nghiệp mà không bắt buộc theo doanh nghiệp nhà trường sắp xếp.
Hệ chuyên ban Quốc tế tại Đài Loan cũng được ra mắt một thời gian tại Đài Loan nhưng chưa được phổ biến như hệ VHVL. Về cơ bản, hệ chuyên ban quốc tế có một số sự khác biệt như sau:
- Sinh viên học hệ CB từ năm 2 nhà trường sẽ giới thiệu việc làm nhưng KHÔNG BẮT BUỘC làm theo sắp xếp của trường như hệ VHVL. Sinh viên chỉ cần học kiến thức trên lớp như bình thường cho đủ số tín chỉ là ra trường.
- Đi làm thêm tự do bên ngoài theo quy định đi làm thêm dành cho sinh viên nước ngoài: tối đa 20h/tuần.
- Cần khả năng tiếng Trung tốt hơn vì năm đầu sinh viên phải vào học chuyên ngành.Visa có phỏng vấn tại văn phòng Đài Bắc.
3.3.2. Chuẩn bị hồ sơ du học Đài Loan hệ chuyên ban quốc tế
Hồ sơ để đăng ký học hệ chuyên ban quốc tế dùng cho uply trường:
- Bằng tốt nghiệp, bảng điểm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung có dấu xác nhận của Cục lãnh sự Bộ ngoại giao Việt Nam. Chú ý tất cả các năm học THPT có điểm trung bình băt buộc trên 6.0.
- Chứng chỉ tiếng Hoa TOCFL 1 (bắt buộc) hoặc TOEIC 400 trở lên (nếu có);
- Bản sao hộ chiếu (còn hiệu lực).
- Sổ tiết kiệm và xác nhận số dư khoảng 6000$.
3.3.3. Ưu điểm của hệ Chuyên ban Quốc tế
- Yêu cầu đầu vào không cao, dễ dàng nhập học;
- Học phí hợp lý, được sắp xếp sẵn công việc toàn thời gian để có thu nhập trang trải học phí và sinh hoạt phí, tốt nghiệp ra trường vẫn có bằng đại học chính quy.
- Phỏng vấn visa khắt khe hơn nên chất lượng sinh viên sẽ tốt hơn. Kiến thức giảng dạy cũng được nâng cao hơn.
- Không cần làm việc theo sắp xếp của trường nếu không thích công việc trường giới thiệu và được tự do chọn công việc theo ý mình.
3.3.4. Nhược điểm của hệ Chuyên ban Quốc tế:
- Có thể bị trượt visa nếu hồ sơ hoặc khả năng tiếng Trung khi phỏng vấn không đạt yêu cầu của Văn phòng Đài Bắc.
- Phỏng vấn visa khắt khe ngang với hệ Đại học tự túc thông thường, nên cần ôn luyện phỏng vấn kĩ càng.
- Số lượng trường còn hạn chế nên không đa dạng lựa chọn.
- Từ những điều trên, có thể thấy hệ này vẫn phù hợp với các đối tượng sinh viên của hệ VHVL.. Tuy nhiên với hệ này các học sinh sinh viên cần phải nỗ lực và học tập chăm chỉ hơn trước khi đi phỏng vấn visa
Một cách tổng quát hệ Chuyên ban Quốc tế cũng có thể được gọi là cách gọi khác của hệ VHVL của nhà trường tự mở. Nhưng theo hướng tốt hơn và chất lượng hơn cả về mặt chất lượng sinh viên và chất lượng giảng dạy.
3.3. Hệ đại học chính quy – hệ tự túc, thạc sỹ, tiến sỹ
3.3.1. Giới thiệu về du học Đài Loan hệ tự túc
Nếu trước khi có hệ VHVL và hệ chuyên ban quốc tế, chúng ta chỉ biết đến du học Đài Loan tồn tại có hai hệ là hệ du học tự túc và du học ngôn ngữ. Nên trước năm 2017 du học Đài Loan hệ tự túc có số lượng lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể du học Đài Loan. Tuy nhiên từ kỳ mùa xuân năm 2017 thì có hệ VHVL với yêu cầu thấp, không bắt buộc chứng chỉ và phỏng vấn ở văn phòng Đài Bắc nên số lượng du học sinh học hệ tự túc giảm mạnh, đặc biệt là bắt đầu từ kỳ mùa thu năm 2022 có thêm hệ 1+4 dành cho học sinh học 1 năm đầu tiên học toàn tiếng Trung sau đó chuyển lên học hệ đại học chính quy thì hệ tự túc càng giảm mạnh.
Hệ tự túc nếu các học sinh tự uply trường thì phần lớn không nhận được bất kỳ học bổng hay hỗ trợ tài chính nào trước khi lên đường du học, mà chỉ đơn thuần là tự bỏ tiền túi ra để đi học. Học sinh phải tự lo mọi chi phí từ học phí, phí ký túc xá, phí thủ tục, vé máy bay, ăn uống, vui chơi, bảo hiểm…v...v… Vì vậy mà hệ tự túc chỉ dành cho những học sinh thuộc các gia đình có khả năng tài chính vững mạnh. Tuy nhiên với mối quan hệ của các trung tâm du học thì có thể đàm phán để xin học bổng cho học sinh đầu vào từ giảm 50% học phí và tạp phí kỳ đầu đến miễn toàn bộ học phí năm đầu.
Hệ tự túc mỗi năm khai giảng vào tháng 2 và tháng 9, tháng 9 là học kỳ chính. Nhiều trường không tuyển sinh vào tháng 2.
Đối với hệ sau đại học - thạc sỹ và tiến sỹ phần lớn cũng tương tự như hệ tự túc, tuy nhiên có yêu cầu về bằng cấp tương đương đầu vào,
3.3.2. Du học Đài Loan hệ tự túc có một số điều kiện đầu vào như sau:
1. Tốt nghiệp THPT với GPA từ 6.0: Để du học Đài Loan hệ tự túc, học sinh cần đạt điểm trung bình cộng (GPA) từ 6.0 trở lên trong bảng điểm tốt nghiệp THPT.
2. TOCFL (Test of Chinese as a Foreign Language): Học sinh cần đạt kết quả đủ điểm trong kỳ thi TOCFL. Có nhiều cấp độ TOCFL, tùy thuộc vào trình độ tiếng Trung của học sinh hệ tự túc phải đạt TOCFL 2.
3. Visa: Để nhập cảnh và học tập tại Đài Loan cần được cấp visa du học. Trường đại học học sinh đăng ký du học sẽ có trách nhiệm cấp thư mời và học sinh và học sinh phải tự nộp, phỏng vấn và nhận visa.
3.3.3. Ưu nhược điểm của việc du học Đài Loan hệ tự túc
a. Ưu điểm:
1. Tự do lựa chọn trường học: Với hệ tự túc, học sinh có thể tự do lựa chọn trường học mà mình mong muốn mà không phụ thuộc vào học bổng hoặc hỗ trợ tài chính từ các tổ chức.
2. Tự quản lý tài chính: Điều quan trọng nhất khi du học hệ tự túc là học sinh sẽ tự quản lý tài chính của mình. Điều này giúp học sinh phát triển khả năng quản lý và tiết kiệm tiền của mình.
3. Khám phá trải nghiệm đa văn hóa: Du học tự túc giúp học sinh có cơ hội tiếp xúc với nhiều người và văn hóa khác nhau. Học sinh sẽ hòa nhập vào môi trường du học quốc tế và trưởng thành nhanh chóng.
4. Phát triển kỹ năng tự lập: Học sinh sẽ phải tự lo toàn bộ quá trình đi du học, từ việc xin visa, tìm hiểu thông tin, học ngôn ngữ địa phương, quản lý tài chính, và xử lý các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp học sinh phát triển kỹ năng tự lập và tự tin.
5. Hệ tự túc vẫn được cấp thẻ đi làm thêm tuy nhiên tối đa mỗi tuần 20 giờ, và công việc làm thêm tự do nên hiện vẫn có nhiều học sinh thích chương trình này.
6. Được học toàn bộ chương trình đào tạo cùng sinh viên Đài Loan nên có thể nói chất lượng hệ tự túc là tốt nhất trong các hệ đào tạo du học Đài Loan. Do đó sau khi tốt nghiệp cơ hội việc làm ổn định nhất.
7. Nếu học sinh có điểm GDP cao và trình độ năng lực hoa ngữ cao B2 trở lên, các trung tâm tư vấn du học có thể xin được học bổng cao cho học sinh. Hàng năm được xét học bổng học tập như sinh viên Đài Loan.
b. Nhược điểm:
1. Chi phí cao: Du học hệ tự túc đòi hỏi học sinh phải tự lo toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt trong thời gian du học. Điều này có thể gây áp lực tài chính và ảnh hưởng đến quyết định du học.
2. Khả năng tự quản lý: Du học tự túc yêu cầu học sinh có khả năng tự quản lý và tự giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình du học. Nếu học sinh không tự tin trong khả năng này, việc đi du học tự túc có thể khó khăn.
3. Thiếu hỗ trợ và tài nguyên: So với hệ du học thông qua học bổng hay chương trình hỗ trợ tài chính, hệ du học tự túc có thể thiếu đi sự hỗ trợ và tài nguyên từ các tổ chức, viện trợ của trường học.
4. Gặp khó khăn trong quy trình học tập và sinh hoạt: Môi trường học tập và sinh hoạt tại nước ngoài có thể khác biệt so với quê hương. Học sinh có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi này.
5. Các trường đại học Công lập không tuyển sinh đào tạo vào kỳ mùa xuân hàng năm, do đó học sinh muốn đi hệ tự túc vào kỳ mùa xuân sẽ không thể đăng ký được, và phải chờ đến kỳ mùa thu hàng năm.
3.3.4. Những chi phí phải trả khi du học Đài Loan tự
Khi du học Đài Loan hệ tự túc, học sinh sẽ phải tự lo toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt. Dưới đây là những chi phí phải trả khi du học Đài Loan tự túc:
1. Chi phí học phí: Học sinh sẽ phải trả mức học phí do trường đại học Đài Loan quy định. Học phí có thể khác nhau tùy theo trường và ngành học học sinh chọn và xem học sinh được cấp học bổng đầu vào bao nhiêu còn lại phải đóng trước khi nhập học.
2. Chi phí sinh hoạt: Học sinh sẽ cần tự trang trải cho việc ăn ở, đi lại, và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Đài Loan có mức sinh hoạt cao hơn so với Việt Nam, việc tính toán và quản lý tài chính cẩn thận là rất cần thiết.
3. Chi phí tiếng Anh hoặc tiếng Trung: Trước khi nhập học, học sinh có thể cần phải nắm vững tiếng Anh hoặc tiếng Trung để theo kịp chương trình học. Việc tìm hiểu và tham gia các khóa học ngoại ngữ sẽ đòi hỏi phải trả thêm chi phí.
4. Chi phí visa: Để du học Đài Loan, học sinh sẽ cần xin visa du học. Quá trình xin visa đòi hỏi phải trả một khoản phí đặc biệt, cùng với việc chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục liên quan.
5. Chi phí hồ sơ và thủ tục: Khi đăng ký vào trường, học sinh sẽ phải nộp các hồ sơ cần thiết và thực hiện các thủ tục đăng ký. Các chi phí liên quan đến hồ sơ và thủ tục này cũng cần được tính toán.
6. Chi phí vé máy bay: Khi học sinh phải di chuyển từ Việt Nam sang Đài Loan, học sinh sẽ phải mua vé máy bay. Chi phí vé máy bay cũng là một trong những khoản phải trả khi du học Đài Loan tự túc.
3.3.5. Quy trình xin visa khi du học Đài Loan tự túc
Quy trình xin visa khi du học Đài Loan tự túc bao gồm các bước sau:
1. Chuẩn bị hồ sơ:
- Đơn xin visa: điền đầy đủ thông tin cá nhân và mục đích du lịch, học tập tại Đài Loan.
- Hộ chiếu: còn hiệu lực ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh dự kiến.
- Thư mời nhập học do nhà trường gửi về bản gốc: bằng chứng cho việc học sinh đã được nhận vào trường đại học hoặc chương trình đào tạo tại Đài Loan.
- Bằng cấp, học bạ, bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung: để chứng minh trình độ học vấn và khả năng ngôn ngữ của học sinh. Yêu cầu bằng cấp cần dược dịch thuật công chứng ở Bộ ngoại giao và tem xác thực (tam xanh) của văn phòng đài bắc.
- Kế hoạch học tập, tự truyện …..
2. Nộp hồ sơ xin visa:
- Điền đơn xin visa và tập hồ sơ chuẩn bị đã được liệt kê trên.
- Gửi hồ sơ và đơn xin visa tới Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đài Loan tại nước học sinh.
3. Đợi thời gian xử lý:
- Thời gian xử lý hồ sơ có thể dao động từ vài ngày đến một tháng, tùy thuộc vào lãnh sự quán Đài Loan.
- Học sinh có thể theo dõi tiến trình xử lý qua trang web của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đài Loan.
4. Thanh toán và nhận visa:
- Sau khi hồ sơ được duyệt, học sinh sẽ nhận được thông báo và được yêu cầu thanh toán phí visa.
- Sau khi thanh toán, học sinh sẽ nhận được visa Đài Loan và phải kiểm tra thông tin trên visa để đảm bảo sự chính xác.
5. Xác nhận thông tin và chuẩn bị nhập cảnh:
- Kiểm tra lại thông tin trên visa và chắc chắn không có sai sót.
- Chuẩn bị các giấy tờ và hành lý cần thiết để nhập cảnh Đài Loan.
Quy trình này chỉ mang tính chất chung và có thể thay đổi tùy theo quy định của Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đài Loan tại nước học sinh. Vì vậy, trước khi làm visa, học sinh nên liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Đài Loan để được cung cấp thông tin chi tiết và chính xác nhất.
3.3.6. Những học bổng hoặc hỗ trợ tài chính du học Đài Loan hệ tự túc
Đối với du học Đài Loan hệ tự túc, ngoài học bổng đầu vào mà các trung tâm tư vấn du học xin cho học sinh thì học sinh còn có một số cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính khác học sinh có thể tìm kiếm và nộp đơn sau khi đã đến Đài Loan. Dưới đây là một số nguồn hỗ trợ tài chính mà học sinh có thể tham khảo:
1. Học bổng Chính phủ Đài Loan (Taiwan Scholarship): Đây là chương trình học bổng của Chính phủ Đài Loan dành cho sinh viên quốc tế. Điều kiện được xem xét như quốc tịch, thành tích học tập và tiếng Anh. Học bổng này bao gồm học phí, sinh hoạt phí và chi phí sinh hoạt hàng tháng.
2. Các học bổng từ các trường đại học Đài Loan: Một số trường đại học Đài Loan cung cấp học bổng từ các nguồn tài chính riêng của trường. Các học bổng này có thể bao gồm học phí, phí sinh hoạt, sách giáo trình và chi phí khác.
3. Các hỗ trợ tài chính từ các tổ chức phi chính phủ: Có nhiều tổ chức và công ty phi chính phủ ở Đài Loan cũng cung cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Học sinh có thể cần tìm hiểu và nộp đơn trực tiếp tới các tổ chức này.
4. Công việc làm thêm: Học sinh có thể tìm kiếm công việc thêm để kiếm thêm thu nhập và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày.
5. Vay vốn sinh viên: Nếu học sinh cần hỗ trợ tài chính để trang trải chi phí học tập, học sinh có thể xem xét việc vay vốn sinh viên từ các ngân hàng hoặc các chương trình vay vốn sinh viên ở Đài Loan.
Các cơ hội học bổng và hỗ trợ tài chính có thể thay đổi từ trường này sang trường khác và từ năm này sang năm khác. Vì vậy, học sinh nên liên hệ trực tiếp với các trường đại học Đài Loan mà học sinh quan tâm để biết thêm thông tin chi tiết về các cơ hội hỗ trợ tài chính.
3.3.7. Những ngành học phù hợp với hệ tự túc khi du học Đài Loan hiện nay
Khi du học Đài Loan theo hệ tự túc, học sinh sẽ tự chi trả mọi chi phí liên quan đến việc học tập và sinh hoạt. Có một số ngành học mà hệ tự túc thường được áp dụng như sau:
1. Ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin: Đài Loan có nhiều trường đại học nổi tiếng về ngành Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin như Đại học Quốc gia Taiwan, Đại học Quốc gia Tsing Hua, Đại học Quốc gia Chiao Tung. Các trường này có chương trình đào tạo chất lượng và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên.
2. Ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh: Đài Loan cũng có nhiều trường đại học uy tín về ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh như Đại học Quốc gia Taiwan, Đại học Quốc gia Chengchi, Đại học Quốc gia Tsing Hua. Những ngành này có nhiều cơ hội việc làm và đóng góp lớn vào phát triển kinh tế của Đài Loan.
3. Ngành Y học và Dược phẩm: Đài Loan có nhiều trường đại học dẫn đầu về ngành Y học và Dược phẩm như Đại học Quốc gia Taiwan, Đại học Quốc gia Yang-Ming. Những trường này có chương trình đào tạo y khoa chất lượng và cung cấp nhiều cơ hội thực tập và nghiên cứu.
4. Ngành Khoa học và Công nghệ Môi trường: Đài Loan đang đầu tư mạnh vào phát triển công nghệ môi trường, vì vậy có nhiều cơ hội cho sinh viên học ngành Khoa học và Công nghệ Môi trường. Một số trường đại học uy tín về ngành này là Đại học Quốc gia Taiwan, Đại học Quốc gia Tsing Hua.
Ngoài ra, còn có nhiều ngành học khác như Kiến trúc, Nghệ thuật, Du lịch và Khách sạn, Văn hóa và Ngôn ngữ nước ngoài cũng phù hợp với hệ tự túc khi du học Đài Loan. Tuy nhiên, học sinh cần tìm hiểu kỹ về các trường đại học và chương trình học của họ để đảm bảo rằng ngành học học sinh chọn phù hợp với khả năng và sở thích của mình.
3.3.8. Cách xác định trường đại học phù hợp và uy tín cho du học Đài Loan tự túc
Để xác định trường đại học phù hợp và uy tín cho du học Đài Loan tự túc, học sinh có thể thực hiện các bước sau đây:
1. Nghiên cứu về hệ đào tạo: Tìm hiểu về hệ đào tạo của các trường đại học ở Đài Loan, bao gồm chương trình học, ngành học, mô hình đào tạo, chất lượng giảng dạy và năng lực của giảng viên. Đảm bảo rằng chương trình học và ngành học phù hợp với sở thích và mục tiêu của học sinh.
2. Kiểm tra uy tín của trường: Xem xét danh sách các trường đại học uy tín ở Đài Loan bằng cách tra cứu trên website chính thức của Bộ Giáo dục Đài Loan hoặc các hướng dẫn du học uy tín.
3. Đánh giá chất lượng và tiện nghi: Tìm hiểu về các tiện nghi và cơ sở vật chất của trường, bao gồm thư viện, phòng học, phòng thí nghiệm và cơ sở thể thao. Kiểm tra xem trường có cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như hướng dẫn du học, tư vấn học tập và hỗ trợ sinh viên nước ngoài không.
4. Tra cứu đánh giá và phản hồi từ sinh viên hiện tại và cựu sinh viên: Đọc các đánh giá và phản hồi từ sinh viên hiện tại và cựu sinh viên của trường để hiểu rõ hơn về trải nghiệm học tập và sinh hoạt hàng ngày tại trường.
5. Tham gia các diễn đàn du học: Gia nhập các diễn đàn du học Đài Loan để tìm hiểu thông tin chi tiết về trường đại học và nhận được những lời khuyên từ những người đã có kinh nghiệm du học tại Đài Loan.
6. Tìm hiểu về chi phí: Tra cứu các thông tin về chi phí học tập, sinh hoạt và chi phí sinh hoạt hàng ngày tại Đài Loan để đảm bảo rằng học sinh có đủ tài chính để trang trải.
7. Liên hệ và tư vấn trực tiếp: Liên hệ trực tiếp với trường đại học hoặc đại diện du học của trường để nhận được tư vấn và thông tin chi tiết về các chương trình học, yêu cầu đầu vào và thủ tục du học.
Tổng hợp các thông tin này sẽ giúp học sinh xác định trường đại học phù hợp và uy tín cho việc du học Đài Loan tự túc.
3.3.9. Kinh nghiệm và lời khuyên khi du học Đài Loan tự túc
Khi du học Đài Loan tự túc, học sinh sẽ phải tự chuẩn bị và tự chi trả toàn bộ chi phí học tập mà không nhận được hỗ trợ tài chính từ bất kỳ nguồn nào. Dưới đây là một số kinh nghiệm và lời khuyên giúp học sinh tự túc du học thành công:
1. Kế hoạch tài chính: Trước khi quyết định du học Đài Loan tự túc, hãy đảm bảo học sinh có một kế hoạch tài chính chi tiết. Xác định số tiền học sinh sẽ cần để trang trải các khoản chi phí như học phí, sinh hoạt phí, chi phí ăn ở và các chi phí khác. Hãy tính toán và tiết kiệm tiền trước khi đi du học.
2. Tìm hiểu về trường và ngành học: Trước khi lựa chọn trường và ngành học, nên tìm hiểu kỹ về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, môi trường học tập và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp học sinh đảm bảo rằng sẽ có cơ hội nhận được giáo dục chất lượng và có khả năng tìm việc làm tốt sau khi ra trường.
3. Học tiếng Đài Loan: Để học tập và sinh hoạt tốt ở Đài Loan, học sinh nên nắm vững tiếng Đài Loan trước khi đi. Điều này giúp học sinh hiểu được giảng dạy và giao tiếp với giáo viên và học sinh bè. Có thể tham gia các khóa học tiếng để nâng cao trình độ tiếng Đài Loan trước khi du học.
4. Đăng ký visa và thủ tục nhập cảnh: Khi du học Đài Loan tự túc, học sinh cần tự mình xin visa và hoàn thành các thủ tục nhập cảnh. Hãy tìm hiểu về quy trình xin visa và thu thập đầy đủ thông tin cần thiết để đảm bảo rằng học sinh hoàn thành đúng thủ tục và có visa hợp lệ để nhập cảnh Đài Loan.
5. Tìm ký túc xá hoặc nhà trọ: Học sinh nên tìm hiểu và đặt chỗ trước khi đi du học để có được nơi ở ổn định. Có thể tìm các ký túc xá sinh viên hoặc thuê nhà trọ tùy vào lựa chọn và khả năng tài chính của học sinh. Ngày đầu tiên đến Đài Loan, hãy kiểm tra kỹ càng các thông tin về nơi ở và đảm bảo cung cấp đầy đủ tiện nghi và an toàn.
6. Tìm kiếm việc làm bán thời gian: Để hỗ trợ tài chính khi du học tự túc, học sinh có thể tìm kiếm các công việc bán thời gian. Tìm hiểu về luật lao động và chính sách việc làm của Đài Loan để biết được quyền lợi và trách nhiệm của người lao động nước ngoài trong quốc gia này.
7. Hòa nhập và tận hưởng cuộc sống mới: Khi du học Đài Loan tự túc, hãy mở lòng và hòa nhập vào văn hóa và cộng đồng mới. Khám phá văn hóa, tham gia vào các hoạt động xã hội và tạo kết nối với người dân địa phương để tận hưởng một trải nghiệm du học đáng nhớ và trau dồi kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề.
Một cách tổng quán: Du học Đài Loan tự túc đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kỹ càng về tài chính, tiếng Đài Loan và thực hiện các thủ tục nhập cảnh. Tuy nhiên, với sự sẵn lòng học hỏi, sự kiên nhẫn và sự quyết tâm, học sinh có thể du học tự túc một cách thành công và thu được những trải nghiệm quý giá trong hành trình du học của mình.
3.4. Hệ ngôn ngữ - đào tạo ngôn ngữ chuyên sâu
Nếu trước khi có hệ VHVL và hệ chuyên ban quốc tế, chúng ta chỉ biết đến du học Đài Loan tồn tại có hai hệ là hệ du học tự túc và du học ngôn ngữ. Nên trước năm 2017 du học Đài Loan hệ ngôn ngữ có số lượng lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể du học Đài Loan. Tuy nhiên từ kỳ mùa xuân năm 2017 thì có hệ VHVL với yêu cầu thấp, không bắt buộc chứng chỉ và phỏng vấn ở văn phòng Đài Bắc nên số lượng du học sinh học hệ ngôn ngữ giảm mạnh, đặc biệt là bắt đầu từ kỳ mùa thu năm 2022 có thêm hệ 1+4 dành cho học sinh học 1 năm đầu tiên học toàn tiếng Trung thì hệ ngôn ngữ cũng giảm tỷ trọng theo. Tuy nhiên vẫn còn lượng học sinh Việt Nam có nhu cầu học hệ ngôn ngữ.
Du học Đài Loan hệ ngôn ngữ là chương trình dành cho sinh viên Quốc tế tại các trường Đại học Đài Loan có trung tâm hoa ngữ. Sinh viên sẽ đăng ký khóa học tiếng Trung tại những trung tâm này để cải thiện trình độ tiếng Trung để học tiếp lên Đại học, Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ hay phục vụ cho công việc. Cũng có nhiều học sinh sinh viên qua Đài Loan tham gia 1 khóa ngôn ngữ ngắn hạn để trải nghiệm và giao lưu văn hóa Đài Loan.
3.4.1. Ưu điểm
- Trình độ tiếng trung tăng nhanh vì được tiếp xúc hàng ngày và có môi trường luyện tập, giáo viên Đài Loan dạy trực tiếp;
- Điều kiện đầu vào không khó;
- Sau khi kết thúc khoá ngôn ngữ có thể đổi visa lên Đại học mà không cần về Việt Nam;
- Thời gian học linh động với 4 kỳ học/ năm; có nhiều trường tổ chức tuyển sinh các khóa trong năm nên có thể nói trong năm thời điểm nào cũng có thể nhập học hệ ngôn ngữ.
- Thời gian đi học ít: tầm 2-3 tiếng/ngày
- Được phép đi làm thêm tối đa 20h/ tuần.
3.4.2. Nhược điểm
- Do đầu vào không khó nên rất nhiều người tận dụng hệ ngôn ngữ để trốn sang Đài Loan làm việc. Vì thế khi đi xin visa người ta sẽ kiểm tra kỹ hơn so với các hệ khác, do đó tỷ lệ phỏng vấn trượt visa cao;
- Sau khi học 1 năm mới được cấp thẻ đi làm thêm
- Phải gia hạn visa thường xuyên vì 1 kỳ học chỉ kéo dài 3 tháng, visa cho hệ ngôn ngữ chỉ là visitor – dạng ngắn hạn.
- Học bổng hạn chế, chỉ có thể apply được học bổng chính phủ Huayu
- Không nhận học sinh đã đi XKLĐ Đài Loan về bắt đầu từ kỳ mùa thu năm 2023.
4. Những lưu ý trước khi nhập cảnh đài loan
4.1. Gỡ bỏ quy định cách ly khi nhập cảnh Đài Loan 2023
Tại thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, quy định nhập cảnh Đài Loan đã có những chính sách yêu cầu khắt khe về kiểm dịch Covid – 19 bắt buộc đối với hành khách nhập cảnh. Điều này vô hình chung gây ra tâm lý ngại du lịch đối với những du khách không thích sự rườm rà, không nhiều thời gian để tuân thủ cách ly. Đến thời điểm hiện tại, theo Intertour được biết thì tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát đáng kể, cơ quan ngoại giao Đài Loan đã khôi phục chính sách visa và loại bỏ quy định kiểm dịch bắt buộc, không cần cách ly sau khi nhập cảnh.
4.2. Những thay đổi trong quy định nhập cảnh Đài Loan 2023
Từ 13/10/2022 , yêu cầu về tiêm phòng, khai báo và xét nghiệm Covid – 19 đã được gỡ bỏ. Hành khách không bắt buộc phải có xác nhận tiêm phòng đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid – 19 như trước. Hiện tại, du khách nhập cảnh Đài Loan cũng không yêu cầu xét nghiệm PCR hay khai báo. Thay vào đó, hành khách đến Đài Loan phải tự theo dõi sức khỏe bản thân và nhanh chóng đến ngay trạm y tế nơi cư trú nếu có những triệu chứng mắc Covid – 19.Quy định được sửa đổi giúp hành khách có thêm thời gian cũng như tiết kiệm được phần lớn chi phí xét nghiệm, cách ly. Làm cho tiến trình nhập cảnh trở nên tinh gọn, dễ dàng hơn rất nhiều.
4.3. Đối tượng được phép nhập cảnh Đài Loan 2023
- Người có quốc tịch Đài Loan.
- Người nước ngoài có thẻ cư trú dài hạn (ARC – Alien Resident Certificate).
- Nhân viên ngoại giao (có ID MOFA – Bộ ngoại giao Việt Nam cấp).
- Người được đóng dấu “ER’, “FR”, “OC”, “TC”, “OC”, “OS”, “DC”, “FC”, “FD”, “FO”, “ FS” trên visa.
- Người được đóng dấu X trên visa từ 21/10/2021.
Lưu ý: Người nước ngoài hoặc hành khách quá cảnh (transit) không được phép nhập cảnh Đài Loan nếu không đủ các tiêu chuẩn trên.
4.4. Những giấy tờ quan trọng phải mang theo khi nhập cảnh Đài Loan
Trong quá trình nhập cảnh, đã có không ít hành khách bị hải quan giữ lại vì mang thiếu giấy tờ, nghiệm trọng hơn còn có thể bị phạt rất nặng. Để tiến trình nhập cảnh diễn ra một cách thuận lợi nhất, học sinh cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
- Visa/Giấy miễn thị thực Đài Loan.
- Hộ chiếu có hiệu lực pháp lý từ 6 tháng trở lên.
- Vé tham quan, vé tàu, xác nhận book khách sạn theo lịch trình hoặc vé máy bay khứ hồi.
4.5. Những đồ vật, thức ăn bị cấm mang theo khi nhập cảnh Đài Loan 2023
Thông tin về những đồ vật bị cấm khi nhập cảnh Đài Loan là một trong những thông tin cực kỳ quan trọng cho du khách. Đặc biệt là những du khách có ý định qua thăm người thân, học sinh bè nên lưu ý vì khi chuẩn bị hành lý. Chúng ta thường có tâm lý đem quà quê hương để tặng thân nhân, học sinh bè nhưng quy định nhập cảnh Đài Loan 2023 cấm những thức ăn, đồ vật rất rõ như sau:
- Trái cây rau củ tươi.
- Hạt giống cây trồng.
- Động vật và các thực phẩm, chế phẩm làm từ động vật.
- Dược phẩm, thuốc lên men – số lượng không quá 36 chai/vỉ/hộp đủ dùng trong 2 tháng.
- Các loại sữa, nước dạng lỏng.
- Cấm tuyệt đối chất cấm vi phạm pháp luật như ma túy, thuốc phiện,…
Nếu vi phạm quy định trên, hành khách sẽ bị giữ lại tại hải quan, có thể chịu mức phạt lên đến 10 vạn tệ Đài Loan tương đương 80 triệu VNĐ. Các học sinh nên lưu ý để việc nhập cảnh được thuận lợi.
4.5.1. Cần khai báo kiếm dịch (Những người không có chứng nhận kiểm dịch hoặc không tuân thủ kiểm tra kiểm dịch đều bị cấm nhập cảnh Đài Loan)
- Động vật sống và động vật sống dưới nước.
- Thịt động vật (tươi, đông lạnh, đông lạnh và nấu chín, bao gồm đóng gói chân không).
- Thịt đã qua chế biến (bao gồm cả bao bì chân không): (1) Thị khô hoặc thịt ướp. (2) sản phẩm nhồi thịt. (3) Súp lỏng với thịt, kể cả mì ống với thịt (kích thước thịt có thể nhìn thấy được).
- Sản phẩm trứng chưa nấu chín và trứng lộn (trứng ấp).
- Thức ăn cho vật nuôi (những loại có chứa thành phần động vật): Các chế phẩm thức ăn gia súc, thức ăn cho chó và mèo có chứa thành phần động vật.
- Sữa thô chưa tiệt trùng và sữa tươi.
- Huyết thanh động vật, vắc-xin động vật, mầm bệnh động vật.
- Sản phẩm cá đông lạnh (cá hồi, cá rô, cá da trơn, hoặc cá chép).
- Sản phẩm động vật có dính đất.
- Thuốc thảo dược Trung Quốc có chứa thành phần động vật (không bao gồm các chế phẩm thuốc với bao bì thương mại chẳng hạn như viên nén hoặc viên nang).
- Xương, sừng, răng, móng vuốt, móng guốc của động vật (chưa qua xử lý bằng cách đánh bóng hoặc sơn mài).
- Da tươi, khô hoặc ngâm muối của động vật.
- Dầu hoặc mỡ động vật chưa tinh chế.
- Tổ chim thu hoạch trực tiếp mà chưa qua chế biến.
- Phân hữu cơ/phân có chứa thành phần động vật.
4.5.2. Không cần khai báo kiểm dịch động vật
- Sữa được bảo quản, sữa bột hoặc phô mai.
- Thực phẩm đóng hộp tiệt trùng ở nhiệt độ cao mà không chứa thành phần từ thịt.
- Bánh quy, bánh ngọt hoặc bánh mì không chứa thành phần từ thịt.
- Thức ăn vật nuôi không bao gồm thành phần động vật hoặc chỉ chứa thành phần sữa/ hải sản.
- Sản phẩm trứng đã được nấu chín (không bao gồm phôi trứng).
- Các sản phẩm thủy sản và cá khô, ngâm hoặc điều chế với các cơ quan nội tạng loại bỏ hoàn toàn.
- Mì ăn liền, cháo ăn liền, súp đặc hoặc bột không chứa thành phẩn từ thịt.
- Xương, sừng, răng, móng vuốt, móng guốc của các sản phẩm động vật đã qua xử lý bởi đánh bóng hoặc sơn mài.
- Lông hoặc tóc của các sản phẩm động vật được xử lý bằng cách nhuộm và sản phẩm da động vật chế biến bằng cách thuộc da.
- Dầu động vật hoặc chất béo được chế biến bằng cách tinh chế.
- Sản phẩm yến sào và những sản phẩm được chế biến bởi quy trình đóng hộp tiệt trùng ở nhiệt độ cao (Được làm cứng và sấy khô hoặc hâm nóng và nấu thành dạng cháo sau quá trình làm sạch).
4.6. Di chuyển về trường, khách sạn sau khi nhập cảnh Đài Loan
Tại Đài Loan, phương tiện công cộng rất phát triển. Đa số các học sinh du học sinh và khách du lịch khi nhập cảnh Đài Loan đều tới Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan (Taiwan Taoyuan International Airport, ký hiệu TPE). Để tiết kiệm các học sinh có thể di chuyển bằng tàu MRT về trạm Taipei Main Station. Có 2 điểm dừng ngay trong nhà ga T1 lẫn T2, thời gian di chuyển khoảng 30′ đến 1 tiếng. Có 2 loại:
- MRT tốc hành màu tím.
- MRT thường màu xanh.
Ngoài ra các học sinh có thể bắt taxi, việc đi taxi tại Đài Loan cũng tương đối giống Việt nam và không có nhiều khác biệt. Tại Đài Loan, taxi thường có màu vàng nên cũng hay được gọi là 小黃 (Xiao huang). Ở Đài Loan giá khi mở cửa sẽ khoảng 80 NTD cho 1km đầu tiên, sau đó là 5 NTD cho 250m tiếp theo.
Học sinh có thể mua vé hoặc sử dụng Easy card. Thẻ Easy card là 1 loại thẻ đa di năng rất tiện lợi ở Đài Loan, nó có thể thanh toán hầu hết tại các cửa hàng tiện lợi, đi MRT, đi Bus hoặc thuê xe đạp..
Nếu học sinh đang suy nghĩ về việc đi du lịch hoặc du học tại Đài Loan, hãy cập nhật những quy định nhập cảnh mới nhất năm 2023. Những thay đổi trong quy định nhập cảnh sẽ ảnh hưởng đến việc học sinh có thể đi du lịch, đi học hay không, và các yêu cầu học sinh phải tuân thủ khi đến Đài Loan.
5. Checklist những vật dụng cần mang theo trong hành lý du học Đài Loan
1. Quần áo phù hợp
Vali của học sinh nên mang theo trang phục mùa đông và trang phục mùa hè. Học sinh không cần mang quá nhiều bởi quần áo bên Đài Loan có giá cả không chênh gì so với Việt Nam. Nhiệt độ vào mùa đông từ 10 - 15 độ C, còn nhiệt độ bình quân vào mùa hạ lên tới 28 độ C. Nhìn chung nền nhiệt khá là dễ chịu, thoải mái, không quá nóng cũng không quá lạnh
2. Tiền mặt Đài tệ
Đồng tiền chủ yếu được sử dụng là Tân Đài tệ (TWD) (1TWD tương đương hơn 750VND tùy từng thời điểm). Ở 1 số thành phố lớn tại Đài Loan, người dân vẫn sử dụng USD. Học sinh cũng có thể thanh toán mua hàng sử dụng thông qua các loại thẻ quốc tế như visa hoặc master card. Các loại thẻ này có thể làm ngay tại các ngân hàng ở Việt Nam như thẻ: Vietcombank, Sacombank, Techcombank,...
Học sinh cần chuẩn bị một ít tiền Đài Loan để sử dụng trong lúc cấp bách khi học sinh vừa đặt chân đến đất nước xa xôi và học sinh vẫn còn lạ lẫm với nhiều thứ mà học sinh muốn mua chút đồ thì đây sẽ là cứu tinh của học sinh. Nếu học sinh muốn đổi tiền ở Đài Loan nên mang USD đến, tuy nhiên nhiều người cho rằng học sinh nên đổi tiền Đài Loan rồi mới mang sang chứ không nên đổi USD để không tốn phí gấp đôi, sang đây gửi tiền Đài Loan ở ngân hàng cũng thuận lợi hơn USD.
3. Đồ dùng học tập
Học sinh có thể mang theo sách, vở, thiết bị học tập như máy tính, điện thoại, một vài cuốn truyện để đọc khi buồn. Và nếu tiếng Trung hay tiếng Anh của học sinh chưa thực sự tốt hãy mang theo từ điển, bênh cạnh đó học sinh nên mang theo giáo trình đang học, bộ từ vựng ban A và ban B đã được trung tâm du học phát dùng đề tự học vì sang Đài giáo trình không có tiếng Việt sẽ giúp ích học sinh rất nhiều. Đối với vật dụng điện tử học sinh nhớ mang theo bộ chuyển đổi nguồn và chân cắm (vì Đài Loan thuờng sử dụng điện 110V và chân cắm dẹt trong khi Việt Nam chúng ta thì sử dụng điện 220V và thuờng là chân cắm tròn).
4. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân
Những đồ dùng không thể thiếu như là mỹ phẩm, khăn tắm, dầu gội, bàn chải, xà phòng,... Học sinh cũng không cần phải mang quá nhiều vì bên Đài Loan ở các cửa hàng, siêu thị cũng có rất nhiều.
5. Thuốc
Học sinh cần mang theo các loại thuốc như thuốc cảm cúm, cao dán, dầu gió, thuốc đau đầu, thuốc nhỏ mắt, bang gạc y tế, thuốc đau bụng, thuốc sát trùng vì phòng trường hợp qua đó gặp những bệnh thông thường do thay đổi thời tiết chẳng hạn,..
Một lưu ý là Các loại thuốc vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc tây được phép mang mỗi loại 12 hộp/ túi/vỉ/ cây/ lọ/ tổng cộng không vượt quá 36. Chính vì vậy học sinh nên kiểm tra số lượng trước khi mang theo đến Đài Loan nhé!
6. Đồ ăn
Mới đầu không quen thức ăn Đài Loan, học sinh nhớ mang theo mình một vài đồ ăn vặt. Mì tôm ở Đài Loan đắt hơn Việt Nam khoảng 3.000 – 5.000 đồng và khẩu vị cũng hơi khác, nếu chưa quen học sinh có thể chuẩn bị 1 ít ở nhà nhé.
Lưu ý: Là tất cả các loại thịt động vật, bao gồm thịt tươi sống, đông lạnh, khô, ruốc, đóng gói chân không đều không được phép mang vào Đài Loan. Thịt hộp, thịt trong mì gói được phép. Học sinh không cần phải mang theo thịt đâu, Đài Loan vốn nổi tiếng với nhiều món ăn vô cùng hấp dẫn.
7. Giấy tờ cần thiết
Trong hành trình đi du học Đài Loan, hãy kiểm tra thật kĩ để tránh quên những thứ này nhé:
- Visa du học Đài Loan, thường thì đã được dán bên trong hộ chiếu;
- Chứng minh thư nhân dân;
- Hồ sơ, giấy chứng nhận nhập học của trường (có thể bao gồm các form đã được trung tâm du học hướng dẫn khai, toàn bộ học bạ, bằng bản đã dịch thuật dán tem vàng và xanh), chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).
8. Nắm rõ thông tin về nơi học sinh sẽ đến
Địa chỉ trường học, nơi ở, các thông tin của các cơ quan chức năng ở khu vực đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Đài Loan. Và tham gia các hội du học sinh, sinh viên Việt Nam tại Đài Loan. Có thể học sinh sẽ cần sự giúp đỡ của họ lúc cần và cùng gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Đài Loan. Tham gia các nhóm xã hội như facebook, line, zalo đã được các trung tâm du học lập bao gồm các học sinh đang học tại trường đài loan, các anh chị khóa trên sẽ giúp các tân sinh viên nhiều trong cuộc sống và học tập.
6. Kỹ năng cần thiết khi đi du học Đài Loan
6. 1. Kỹ năng tự lập
Du học có nghĩa là học sinh phải tự làm mọi việc từ bé đến lớn, tự nấu ăn, tự giặt giũ, tự chăm sóc, tự lau dọn, tự chi tiêu, tự học… Môi trường của một du học sinh bắt buộc học sinh phải như thế. Bởi lẽ không ai có thể giúp đỡ học sinh như khi còn sống với gia đình. Tự lập giúp học sinh học cách để giải quyết tất cả moi việc khó dễ dù trước đây học sinh chưa làm bao giờ, giúp học sinh có được hàng tá kinh nghiệm rút ra trong cuộc sống hàng ngày, giúp học sinh biết được khả năng cũng như hạn chế của mình, nhờ đó mà học sinh trưởng thành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cách tốt nhất để học sinh có được kỹ năng này – hay kỹ năng nào khác – chính là phải luyện tập và thực hành. Vì thế, học sinh phải đặt kỹ năng này lên đầu tiên để phấn đấu và hoàn thiện bản thân mình hơn.
6.2. Kỹ năng quyết đoán trong tất cả mọi việc
Ở kỹ năng này, muốn học sinh rèn luyện tính vững vàng, tự tin vào bản thân, quyết đoán hơn trong mọi tình huống. Trong nhiều trường hợp, tính quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp học sinh ứng phó linh hoạt vượt qua khó khăn, giải quyết tình huống nhanh gọn và có hiệu quả. Học sinh hãy xem, một người có thái độ tích cực, khi gặp khó khăn đều tự bảo mình những câu “phải làm thế này, phải giải quyết thế kia…” để họ có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề chứ không chỉ đổ thừa với bất kỳ lí do nào vì không giải quyết được, hoặc để đấy mặc mọi chuyện tiếp diễn ra sao. Học sinh hãy học và thể hiện sự quyết đoán của mình, đấy là kỹ năng cần thiết và nó giúp học sinh luôn có hiệu quả trong công việc.
6.3. Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ
Du học là học sinh có thêm nhiều mối quan hệ, sự va chạm với các nền văn hóa khác nhau. Hãy mở rộng các mối quan hệ hơn. Ngoài việc xây dựng sự liên kết từ học sinh bè, còn có thể tận dụng những tiện ích mà xã hội thông tin ngày nay đem lại. Hãy liên kết Facebook, dùng Yahoo Messenger hay các công cụ chat khác để thăm hỏi mọi người theo một hướng tích cực, đừng đi quá sâu vào cuộc sống ảo. Chỉ cần bắt đầu từ những việc nhỏ và đơn giản nhất, học sinh sẽ thấy lợi ích từ việc đầu tư vào những mối quan hệ. Ngoài ra việc xây dựng các mối quan hệ cũng sẽ giúp học sinh trau dồi vốn ngoại ngữ của mình, nhất là trong giao tiếp.
6.4. Kỹ năng chọn học sinh
Người Việt ta có câu “Chọn học sinh mà chơi”. Đúng vậy, việc này rất quan trọng cho học sinh nếu học sinh chọn đúng học sinh thì sẽ góp phần làm cho cuộc sống của học sinh tốt đẹp hơn. Ở môi trường nước ngoài, việc có một người học sinh đã khó, nhưng chọn đúng học sinh lại là việc khó hơn. Để có được cảm tình của tất cả, ngay từ đầu học sinh hãy thân thiện mỉm cười hay chào hỏi tất cả mọi người xung quanh.
6.5. Kỹ năng nói “không”
Sinh viên nước ngoài, đặc biệt những học sinh bè đến từ các nước châu Mỹ Latinh hoặc khu vực Địa Trung Hải thường rất “chịu chơi”. Họ có lẽ là những sinh viên quốc tế ham tiệc tùng nhất mà học sinh sẽ gặp. Chính vì thế, khi kết học sinh với họ, học sinh cũng nên chuẩn bị sẵn tâm thế nói “Không” trước một số cuộc vui quá đà, đặc biệt là khi những party này ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc làm thêm hay quan trọng nhất là việc học của học sinh.
Ngoài ra, học sinh cũng nên “nói không” trong việc shopping, đặc biệt là các học sinh nữ không nên quá đà trong việc mua sắm. Nếu tháng này học sinh đã cạn tiền ăn và ở nhà cũng không còn lương thực khô trữ sẵn, hãy thẳng thừng nói không với cái váy lung linh ở bên trong cửa kính! Liệu pháp tinh thần tốt nhất của khoảnh khắc đó là học sinh nên biết chiếc váy sẽ được bán với giá rẻ hơn 50% trong mùa sales tới, và nếu mua nó lúc này học sinh sẽ trở thành một kẻ “đã vô sản rồi còn bị mua hàng… hớ”.
6.6. Kỹ năng “lập trình” công việc nhà
Đi du học nghĩa là học sinh sẽ phải đạo diễn từ A đến Z công việc nhà. Điều này là cực hình không chỉ của du học sinh Việt mà còn với sinh viên quốc tế. Nhưng yên tâm là một khi có đầu óc tổ chức một chút, học sinh sẽ thấy những việc này cũng không tốn thời gian lắm đâu.
Nếu sống chung với học sinh bè quốc tế, học sinh nên thống nhất việc dọn dẹp nhà chung vào cuối tuần. Cứ đến giờ đó thì làm theo đúng nguyên tắc. Về chuyện bếp núc, học sinh có thể nấu vào buổi tối hôm trước để chuẩn bị thức ăn cho buổi trưa hôm sau, hoặc cũng có thể cắm cơm từ sáng trong lúc tắm để tối về nhà khỏi phải tốn thời gian cho việc này. Từ khóa của kỹ năng này căn bản là n trong 1, hô biến học sinh thành một người linh động.
6.7. Kỹ năng thức khuya dậy sớm
Bất kỳ một học sinh nào cũng vậy, muốn học tốt đều phải dành thời gian và công sức cho việc học tập. Nhiều du học sinh không thể thu xếp thời gian tự học vào ban ngày (vì lí do bận học ở trường hoặc đi làm thêm) nên nhiều học sinh đã chọn thức khuya làm bài. Đặc biệt là vào kì thi, tần số thức khuya càng diễn ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như hiệu quả học tập của các học sinh. Cách duy nhất để giải quyết tình trạng thức khuya học bài là phải thiết kế lại thời gian biểu giữa việc làm thêm và học tập.
Còn một khó khăn nữa là việc phải dậy sớm đi học vào buổi sáng. Du học sinh không phải ai cũng có cơ hội ở ngay trong khu kí túc xá Đại học, chính vì thế nhiều người phải trải qua một quãng đường dài hàng tiếng đồng hồ bằng phương tiện công cộng để đến trường. Vào mùa Đông, việc đấu tranh nội tâm giữa việc “đi học hay ngủ tiếp” vì thế cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vào những lúc đó hãy nghĩ rằng buổi học hôm nay cũng quan trọng như khi có bài kiểm tra, hoặc “chỉ cần bước ra ngoài trời tuyết mình sẽ hết buồn ngủ ngay”. Để giải quyết vấn đề nan giải này, học sinh nên lưu ý việc chọn thuê nhà ngay từ đầu sao cho thuận tiện cả việc đi học lẫn làm thêm.
7. Kinh nghiệm du học Đài Loan từ cựu du học sinh Đài Loan
Ngoại ngữ là chìa khóa giao tiếp thành công
Theo Cựu du học sinh Đài thì ngoại ngữ sẽ trở thành chìa khóa giúp học sinh giao tiếp một cách thành công. Vì thế, học sinh nên học tiếng Hoa cơ bản trước khi sang Đài du học. Đừng tự tin vào vốn tiếng Anh của mình hay là học sinh theo học chương trình đào tạo bằng tiếng Anh 100% nên không cần tiếng Hoa.
Thật sai lầm! Đây là môi trường cực kỳ thuận lợi cho học sinh rèn luyện ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới. Không chỉ vậy, tiếng Hoa còn giúp học sinh giao tiếp dễ dàng với người bản xứ cũng như dễ dàng tiếp thu và trao đổi kiến thức. Sẽ là thiệt thòi lớn nếu du học Đài Loan mà không biết tiếng Hoa.
Chuẩn bị tâm lý “thép” để xa nhà
Tâm lý là điều thứ hai học sinh cần chuẩn bị theo kinh nghiệm du học Đài Loan được Tiến sĩ chia sẻ. Chuẩn bị tâm lý là sẽ phải chủ động, sẽ phải tự lập và sẽ phải tự làm mọi thứ. Nhưng không vì vậy mà lo lắng hay tạo áp lực cho mình. Bởi quyết định đi du học thì học sinh đã rất bản lĩnh và can đảm rồi, chỉ cần một chút cố gắng để chuyến du học đạt hiệu quả như mong đợi.
Bước đầu sang Đài Loan có gì bỡ ngỡ
Nhắc đến hai chữ “bỡ ngỡ” có làm học sinh lo lắng không biết môi trường ở Đài Loan có dễ thích nghi. OHA Taiwan nghĩ rằng học sinh lo lắng là thừa rồi đấy, bởi những điều OHA chia sẻ trong chuỗi kinh nghiệm du học ở Đài Loan tiếp đây sẽ làm học sinh cực kỳ thích thú.
Bỡ ngỡ về con người Đài Loan
Hầu như ai đến Đài cũng phải trầm trồ khen ngợi người dân ở đây mến khách cực kỳ. Họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ học sinh và không quên nở nụ cười trên môi.
8. Hướng dẫn cách tìm việc làm thêm tại đài loan
Hiện nay, có rất nhiều các học sinh quan tâm du học Đài Loan và đang là du học sinh, ngoài những học sinh đi theo chương trình hệ vừa học vừa làm thì cũng có rất nhiều học sinh du học theo chương trình du học tự túc, ngôn ngữ. Chính vì vậy tìm việc làm thêm là mong muốn của rất nhiều các học sinh du học sinh để giảm thiểu chi phí trong quá trình học tập tại đây.
8.1. Quy định về làm thêm tại Đài Loan
Trước tiên thì hãy tìm hiểu về quy định làm việc đối với du học sinh tại Đài Loan. Quy định của Bộ Lao Động là sinh viên nước ngoài được làm thêm tối đa 20 giờ/tuần (bắt buộc phải có thẻ đi làm (Work permit). Sinh viên theo học hệ ngôn ngữ chỉ được đi làm sau khi đã học được ít nhất 1 năm. Nếu học sinh không có thẻ đi làm mà vẫn làm việc thì được coi là phạm pháp, nếu bị cảnh sát phát hiện thì cả học sinh và chủ thuê đều bị phạt tiền và có thể bị đuổi về nước nếu vi phạm nhiều lần. Nhớ lưu ý là tiền lương tối thiểu ở Đài Loan là 183 Đài tệ/giờ (năm tới là 200 Đài tệ). Vậy nên nếu chỗ nào trả thấp hơn thì học sinh cũng nên cân nhắc xem có nên làm việc hay không.
8.2. Các công việc điển hình cho du học sinh Đài Loan
Công việc làm thêm cho du học sinh tại Đài Loan rất đa dạng và tùy thuộc vào mức độ thông thạo tiếng Trung và ngoại ngữ khác của học sinh. Việc đi làm thêm cũng sẽ giúp học sinh cải thiện ngôn ngữ địa phương nên nếu đủ điều kiện làm việc thì học sinh cũng nên tìm một việc gì đó để làm, vừa hiểu thêm về văn hóa, trau dồi ngôn ngữ lại vừa có tiền. Nếu học sinh chỉ muốn kiếm đủ tiền sinh hoạt tại Đài Loan thôi thì đi làm 2 ngày/tuần là cũng đủ sinh hoạt phí đó.
Nên đi từ "cơ bản đến nâng cao" nha. Thông thường, nếu mà chưa biết tiếng thì các công việc tay chân sẽ dễ dàng cho các học sinh. Rửa chén là một công việc được nhiều học sinh lựa chọn. Ngoài công việc rửa chén, thì dọn dẹp phòng, lau dọn cũng dễ tìm. Đi xin rửa chén ở các cửa hàng, nhà hàng thì không hề khó. Học sinh có thể tới cửa hàng hỏi luôn hoặc nhờ học sinh bè trong trường giới thiệu. Ở các nhà hàng lớn họ cũng hay cần nhân viên làm bán thời gian công việc này. Từ rửa chén, học sinh có thể chuyển sang làm bồi bàn sau khi tiếng đã ổn hơn. Mình thấy các học sinh hay đùa vui rằng, làm rửa chén chuyên nghiệp có thể chuyển qua làm DJ vì khả năng "chà dĩa" chuyên nghiệp.
Ngoài rửa chén thì các học sinh có thể làm việc cho các quán, tiệm ăn Việt Nam. Số lượng người Việt ở Đài Loan cũng nhiều nên có rất nhiều quán ăn và cửa hàng phục vụ cho người Việt, học sinh lại biết tiếng Việt nữa thì đó là một lợi thế. Các chủ quán đa phần cũng biết tiếng Việt nên nếu cần việc thì cứ mạnh dạn đến hỏi. Một công việc nữa để lên trình độ ngôn ngữ nhanh chính là bán hàng ở chợ đêm. Làm ở chợ đêm sẽ cực một chút vì nhiều khi phải làm đến khuya nhưng công việc này cũng giúp học sinh cải thiện ngôn ngữ rất tốt. Tuy nhiên nếu chọn làm ở chợ đêm thì phải sắp xếp lịch học, làm và nghỉ ngơi cho hợp lý để tránh ảnh hưởng sức khỏe và kết quả học tập.
Nếu tiếng của học sinh tốt một chút thì các công việc như bồi bàn, đứng quầy bán hàng trà sữa, tiệm ăn, cửa hàng quần áo, quầy thanh toán siêu thị là hoàn toàn có thể. Học sinh cứ xông pha đến hỏi xem họ có đang cần người không nha, không có gì phải ngại hết, biết đâu lại tìm được việc tốt.
Một công cụ tìm việc rất hữu ích mà học sinh có thể áp dụng để quá trình tìm việc của học sinh trở nên hiệu quả, kể cả học sinh không biết tiếng Trung thì có thể dùng chức năng dịch của trình duyệt để thực hiện. Hai website tìm việc với đa dạng công việc mà mình thấy hữu ích cho học sinh là:
- 1111.com.tw
- 104.com.tw.
Trên này có rất nhiều việc kể cả toàn thời gian hay bán thời gian. Bổ sung thêm thì siêng năng đọc báo giấy cũng có nhiều việc làm thêm đấy các học sinh!
8. 3. Cách xin việc làm thêm tại Đài Loan
Để bắt đầu thì học sinh cần tạo tài khoản và chuẩn bị sẵn 1 CV (tiếng Anh hoặc tiếng Trung đều được). Việc này không quá phức tạp đâu, học sinh chịu khó mò một hồi cũng tạo được tài khoản thôi, vì khó quá thì không ai vào tạo tài khoản đâu nè :P Trong 2 trang này đều có các chức năng lọc để tìm công việc bán thời gian theo từng khu vực. Ngoài ra để tăng hiệu quả tìm kiếm thì họ có cũng có cung cấp chức năng tìm kiếm công việc theo kỹ năng của học sinh. Học sinh có thể mạnh là tiếng Việt thì có thể tìm với từ khóa "越南" (Việt Nam). Với từ khóa này thì các công việc sẽ liên quan đến tiếng Việt, thị trường Việt Nam hoặc người Việt Nam. Sẽ gia tăng cơ hội việc làm cho học sinh. Học sinh có các kỹ năng khác thì hoàn toàn có thể kết hợp dùng từ khóa liên quan đến kỹ năng đó để tìm đúng người, đúng việc.
Với từ khóa "#越南" (Việt Nam), cộng thêm với một chút mày mò và chịu khó đi phỏng vấn thì học sinh sẽ sớm có một việc làm thêm tốt từ các trang tìm việc. Các học sinh làm việc cũng nhớ chú ý là việc học là ưu tiên hàng đầu và nhớ giữ gìn sức khỏe.Công việc làm thêm là một trong những cách giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng mềm và trở nên năng động hơn. Ngoài việc giúp cân bằng nguồn tài chính thì đây cũng là cơ hội rất lớn cho các học sinh tiếp cận với các công việc sau khi tốt nghiệp.
Cẩm nang du học Đài Loan toàn tập | DaiLoan.vn